Bệnh dịch MERS-CoV có đặc điểm thời gian ủ bệnh lâu, các triệu chứng rất dễ nhầm lẫn, khó phân biệt với một số bệnh cúm, bệnh lây truyền qua đường hô hấp khác.
Ngày 6/6/2015, Bộ Y tế Hàn Quốc đã xác nhận thêm 9 trường hợp nhiễm Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS-CoV), nâng tổng số ca nhiễm
MERS-CoV tại nước này lên 64 ca, bao gồm 5 trường hợp tử vong.
Cùng ngày, Cơ quan đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế của Ả Rập Xê Út thông báo từ ngày 1-4/6/2015, nước này ghi nhận thêm 5 trường hợp mắc mới bao gồm 1 tử vong và 3 trường hợp tử vong (các trường hợp đã báo cáo mắc trước đó).
Như vậy, đến nay thế giới đã ghi nhận 1.195 mắc/ 448 tử vong tại 26 nước.
MERS-CoV triệu chứng rất dễ nhầm lẫn
MERS-CoV là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm (thuộc nhóm A) có khả năng lây lan nhanh và tỉ lệ tử vong khoảng 40%. Hiện bệnh này chưa có vắc-xin phòng bệnh hay phương pháp điều trị đặc hiệu nhưng có thể được khống chế nếu phát hiện sớm, cách ly bệnh nhân, theo dõi và giám sát, thực hiện nghiêm ngặt các quy trình kiểm soát nhiểm khuẩn.
Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết, các
dịch bệnh nguy hiểm ở Việt Nam thường được phát hiện từ bệnh viện như: dịch SARS, cúm A/H5N1… Mặt khác, đối với bệnh dịch MERS-CoV có đặc điểm thời gian ủ bệnh lâu (khoảng 2 tuần), các triệu chứng rất dễ nhầm lẫn, khó phân biệt với một số bệnh cúm, bệnh lây truyền qua đường hô hấp khác. Do đó, công tác khai thác thông tin, các yếu tố dịch tễ của người bệnh từ vùng có dịch, công tác khám chữa bệnh, cách ly, kiểm soát nhiễm khuẩn, quản lý ca bệnh trong bệnh viện đóng vai trò quan trọng.
- Sốt trên 38°C
- Ho, có thể ho kéo dài, dai dẳng trong nhiều ngày
- Khó thở, có tổn thương nhu mô phổi (viêm phổi hoặc hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển) dựa trên lâm sàng hoặc hình ảnh XQ tổn thương phổi ở các mức độ khác nhau và kèm theo có hội chứng suy thận cấp. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp nhiễm MERS-CoV nhưng không có biểu hiện triệu chứng.
- Ớn lạnh
- Đau họng, đau cơ, đau khớp, sau đó có khó thở và diễn biến viêm phổi nhanh chóng
- Một số người nhiễm virus nguy hiểm chết người MERS có triệu chứng về đường tiêu hóa bao gồm tiêu chảy và buồn nôn.
Người bệnh nếu thấy có những dấu hiệu như: Nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp, có thể có sốt (trên 38 độ C), ho; Nghi ngờ bệnh viêm phế quản phổi; Trước đó có tiền sử đi/đến vùng bán đảo Arab hoặc các nước láng giềng trong vòng 14 ngày... thì nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, kiểm tra sức khỏe.
Mers-CoV có thể lây truyền trực tiếp từ người sang người thông qua tiếp xúc gần hoặc nước bọt.
Hành khách đến sân bay bắt buộc phải kê khai y tế. Ảnh minh họa
Nhận biết các dịch bệnh khác tương tự như MERS-CoV
Triệu chứng nhiễm Ebola thường giống với những triệu chứng ốm, sốt như suy nhược, đau cơ, đau đầu và đau họng. Tiếp đến, người bị nhiễm virus sẽ ói mửa, tiêu chảy và phát ban, suy giảm chức năng thận và gan. Ebola cũng có thể gây ra chảy máu từ mắt, tai, mũi, miệng và trực tràng, làm sưng mắt và bộ phận sinh dục. Thông thường, các triệu chứng sẽ bắt đầu xuất hiện rõ rệt từ 8-10 ngày sau khi tiếp xúc.
Virus này được lây truyền từ động vật hoang dã (loài dơi ăn quả Pteropodidae được coi là vật chủ tự nhiên của virus này) sang con người và từ người sang người.
Cụ thể với con người, Ebola lây lan qua các tiếp xúc trực tiếp với máu và chất dịch từ cơ thể người bị nhiễm như phân, nước bọt, tinh dịch hoặc chất nhờn. Ebola có thể lây qua các vết xước nhỏ hoặc những tiếp xúc từ niêm mạc của người lành với người bệnh, hoặc thậm chí qua một vật trung gian như chăn đệm, ga giường, quần áo và kim tiêm.
Triệu chứng của bệnh SARS thường bắt đầu có dấu hiệu giống như cúm và các triệu chứng - bị sốt, ớn lạnh, đau nhức bắp thịt và tiêu chảy thường xuyên. Sau một tuần, dấu hiệu và triệu chứng bao gồm: Sốt 38 độ C hoặc cao hơn, ho khan, khó thở.
Bệnh SARSclây lan qua các giọt nhỏ nhập vào không khí khi một ai đó có bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện. Hầu hết các chuyên gia cho rằng SARS lây lan chủ yếu qua mặt đối mặt, nhưng virus cũng có thể lây lan trên các đối tượng bị ô nhiễm - chẳng hạn như tay nắm cửa, điện thoại và các nút thang máy.
Còn đối với H7N9 triệu chứng bao gồm sốt, ho và khó thở. Đối với cúm A (H7N9) thì nguồn lây nhiễm chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bị bệnh hoặc với môi trường đã bị nhiễm virus như chuồng gà vịt, phân, chất thải gia cầm nhưng trong phần lớn các trường hợp không thể xác định được nguồn lây nhiễm.
Virus không được tìm thấy ở gia cầm, chim bồ câu cũng như môi trường chung quanh ở những khu vực có người bị nhiễm và thực sự, đường lây chính của virus hiện cũng chưa được rõ. Bởi vì virus này không gây triệu chứng lâm sàng ở gia cầm nên thật khó để xác định chúng lây sang người như thế nào.
Có một số trường hợp mắc bệnh theo từng nhóm người (cùng ở chung phòng, cùng vị trí làm việc, cùng cơ quan, trường học, thời gian ủ bệnh và xuất hiện triệu chứng giống nhau nhưng dường như virus H7N9 rất khó lây từ người sang người và vấn đề này hiện vẫn đang được nghiên cứu để xác định rõ.
Ngày 5/6, Bộ Y tế đã có quyết định thành lập 4 đội đáp ứng nhanh phòng, chống lây nhiễm hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do virus corona (MERS-CoV).
Đội đáp ứng nhanh phòng, chống lây nhiễm MERS-CoV khu vực miền Bắc có 14 thành viên, do ông Trần Đắc Phu-Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) làm đội trưởng.
Đội đáp ứng nhanh phòng, chống lây nhiễm MERS-CoV khu vực miền Nam gồm 9 thành viên, do ông Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh làm đội trưởng.
Đội trưởng Đội đáp ứng nhanh phòng, chống lây nhiễm MERS-CoV khu vực miền Trung là ông Viên Quang Mai, Viện trưởng Viện Pasteur Nha Trang. Đội này có 9 thành viên.
Đội đáp ứng nhanh phòng, chống lây nhiễm MERS-CoV khu vực Tây Nguyên gồm 8 thành viên, do ông Phạm Thọ Dược, Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên làm đội trưởng. |