Thận là một trong 2 bộ phận có chức năng thải độc, thải lọc trong cơ thể. Tuy nhiên, bạn cũng cần thải độc cho thận thì nó mới thực hiện tốt chức năng của mình.
Trong cuộc sống đầy căng thẳng, chúng ta tiếp xúc với nhiều loại độc tố và việc thải lọc, loại bỏ độc tố khỏi cơ thể chính là nhiệm vụ của thận. Thận là cơ quan có hình hạt đậu, nằm ở một góc của khoang bụng. Chúng làm việc ngày đêm, 24/7 để lọc ra các chất độc hại. Các chất thải độc càng nhiều, thận càng phải làm việc hết công suất và khi khả năng làm việc của thận giảm, lượng chất thải độc được loại bỏ ít đi thì chúng sẽ tích tụ lại cơ thể, gây nhiều bệnh như sỏi thận, nhiễm trùng, u nang, ung thư...
Do đó, việc chăm sóc sức khỏe và làm sạch,
thải độc cho thận là hết sức cần thiết. Nếu bạn đang tìm kiếm các phương pháp giải độc cho thận thì hãy thực hiện 5 cách sau đây:
1. Uống nhiều nước
Điều quan trọng nhất đối với việc thải độc cho thận là phải có một lượng lớn nước sạch tự nhiên đi qua thận, vì vậy, bạn nên uống đủ nước mỗi ngày để giúp lọc ra các chất độc tích lũy trong thận. Một dấu hiệu cho thấy bạn cung cấp đủ nước cho cơ thể là nước tiểu không có mùi khó chịu và không có màu vàng sậm. Các loại chất lỏng trong các hình thức cola, cà phê và thức uống có ga không phải là một thay thế tốt cho nước lọc.
Về mặt y tế, chỉ có nước sạch tinh khiết mới được chứng minh là có thể
giúp thận của bạn hoạt động tốt. Các loại trà và nước ép cũng được một số nhà khoa học cho là có tác dụng giúp thải độc cho thận vì nó có các loại vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, một số chuyên gia sức khỏe khác lại cho rằng những thực phẩm này chứa hàm lượng cafein hoặc đường nên có thể gây hại cho thận.
2. Ăn hoa quả
Trái cây và rau quả rất giàu kali nên có thể hỗ trợ trong việc làm sạch thận. Một số loại trái cây hữu ích bạn nên ăn là nho, chanh ngọt, cam, dưa đỏ, chuối, kiwi, mơ và mận khô...
Bổ sung các loại trái cây trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn sẽ giúp duy trì mức độ các chất điện giải trong máu, nhờ đó góp phần tối ưu chức năng hoạt động của thận. Tuy nhiên, bạn chỉ nên bổ sung kali ở mức vừa phải, lượng kali trong cơ thể quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng tăng kali máu, gây tử vong do ngừng tim. Những người có vấn đề về thận như suy thận càng không nên bổ sung quá nhiều kali.
Uống một ly nước ép nho tiêu thụ hàng ngày vào buổi sáng hoặc buổi chiều sẽ giúp ích trong việc giảm tích tụ axit uric dư thừa - một sản phẩm phụ của quá trình lọc thận.
Đặc biệt, bạn nên ăn quả nam việt quất hàng ngày nếu muốn
tốt cho thận. Quả nam việt quất có chứa một chất dinh dưỡng được gọi là quinine có thể giúp hình thành axit hippuric thông qua một loạt các thay đổi chuyển hoá ở gan. Axit hippuric giúp loại bỏ sự tích tụ quá mức của urê và acid uric ở thận.
3. Tránh thực phẩm chứa nhiều protein
Chỉ một loại thực phẩm đã được chứng minh là
có hại cho thận là loại thực phẩm có hàm lượng protein cao. Nhóm thực phẩm này có hại cho thận vì nó cản trở quá trình tiêu hóa và trao đổi chất, tạo ra nhiều chất thải gọi là creatinine cần thận thải lọc. Đó cũng là lý do chính tại sao những người bị bệnh thận thường cần được đo lượng creatinine trong cơ thể. Nếu mức độ creatinine đi lên, thận sẽ phải lọc nhiều hơn và làm suy giảm chức năng của nó. Để giữ creatinine ở mức ổn định, bạn nên tránh ăn thực phẩm chứa nhiều protein.
Đối với người lớn bị bệnh thận như suy thận mãn tính, lượng protein tiêu thụ hàng ngày chỉ nên là 0,8 gram cho mỗi kg trọng lượng cơ thể (theo tổ chức KDOQI - National Kidney Foundation Kidney Disease Outcomes Quality Initiative). Vì vậy, bình thường, đối với nam giới trưởng thành 60 kg, chỉ nên bổ sung 48 gram protein mỗi ngày. Bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ về chế độ ăn uống hạn chế protein này.
(Nguồn: WikiHow)