Nỗi khổ của những người bị viêm đại tràng mạn tính không chỉ là ăn uống phải kiêng khem, mà thường xuyên bị các cơn đau quằn quại hành hạ và hàng loạt các vấn đề về tiêu hóa.
Bạn đã thực sự hiểu đại tràng có vai trò gì chưa?
Đại tràng là đoạn cuối của ống tiêu hóa, đại tràng nối với ruột nôn bằng ruột kết. Đại tràng của người trưởng thành có chiều dài khoảng 1,5m. Chúng ta có thể hiểu các chức năng cơ bản của đại tràng như sau:
- Tiếp nhận và tiêu hóa phần thức ăn chưa tiêu hóa hết ở ruột non: chất xơ, đạm, mỡ,… ở phần đại tràng.
- Hấp thụ những dưỡng chất còn lại để đưa vào máu.
- Tiết dịch đại tràng để bảo vệ niêm mạc ruột và làm mềm phân.
- Một chức năng quan trọng của đại tràng là tổng hợp hai loại vitamin quan trọng là vitamin B và chuyển đổi từ vitamin K1 thành K2.
Đại tràng có chức năng tận thu chất dinh dưỡng còn lại sau khi được tiêu hóa ở ruột non, thu dọn và tống cặn bã ra ngoài. Nếu cặn bã không được tống hết ra ngoài do chức năng đại tràng bị suy giảm thì phân ứ đọng từ đại tràng xuống trực tràng, lâu ngày sẽ thành các ổ viêm nhiễm tạo các ổ loét đại tràng. Nghiêm trọng hơn, toàn bộ cơ thể sẽ bị nhiễm độc, từ tế bào đến các mô (tổ chức), các cơ quan, cơ thể sẽ bị suy sụp nhanh chóng. Do đó, chức năng của đại tràng không kém phần quan trọng hơn bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể.
Đại tràng hoạt động khỏe mạnh được là nhờ đâu?
Sự thật là đường ruột có thể làm tốt các chức năng của nó là nhờ hoàn toàn vào hệ vi sinh vật trong đường ruột. Hệ vi sinh vật trong đường ruột có hai loại: vi khuẩn có lợi (lợi khuẩn) và vi khuẩn có hại, hiển nhiên là các lợi khuẩn đã giúp cho đại tràng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Lợi khuẩn tác động theo nhiều cơ chế khác nhau. Thứ nhất, chúng hoạt động như một rào cản, chúng làm thành một lớp lót đường ruột ở vị trị sát lớp lông nhung và thông qua sự ức chế cạnh tranh giúp ngăn chặn không cho các vi khuẩn có hại từ lòng ống ruột (luminal bacteria) đi tới được lớp đệm niêm mạc và gây kích thích hệ thống miễn dịch niêm mạc.
Thứ hai, các lợi khuẩn làm tăng cường sản xuất chất nhầy (niêm dịch) qua đó đại tràng sẽ có được lớp chất nhầy dày hơn, giúp bảo vệ chống lại các vi khuẩn xâm lấn. Lợi khuẩn có thể thay đổi kết cấu của chất nhầy qua đó làm thay đổi các kiểu bám dính của vi khuẩn.
Thứ tư, các lợi khuẩn làm thay đổi chức năng hệ miễn dịch niêm mạc giúp chống. Đặc biệt lợi khuẩn có thể kích thích các tế bào đuôi gai (dendritic cells) làm cho chúng ít phản ứng đối với các vi khuẩn trong ống ruột, cơ chế này rất quan trọng đối với bệnh viêm đại tràng.
Trong đường ruột có hai chủng khuẩn quan trọng là: Bifidobacterium và Lactobacillus. Trong đó, Bifidobacterium (viết tắt là bifido) chiếm 99,9% và sống chủ yếu ở đại tràng, còn lợi khuẩn Lactobacillus sống chủ yếu ở ruột non. Chính vì vậy, người bệnh viêm đại tràng mạn tính đặc biệt cần bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium.
Trong công trình nghiên cứu nổi tiếng của Tiến sĩ Nhật Bản Tomotari Mitsuoka năm 1978, các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng dùng liều cao của hỗn hợp nhiều loại lợi khuẩn kết hợp với prebiotic rất hiệu quả trong việc điều trị tiêu chảy, giảm viêm ở người mắc viêm đường ruột, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, biến chứng sau khi phẫu thuật do viêm loét đại tràng và và tăng cường sức khỏe của thành ống tiêu hóa.
Bí quyết để người Nhật luôn có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh là hàng ngày bổ sung men vi sinh Bifina có chứa lợi khuẩn Bifido. Vì vậy, khi mắc các bệnh viêm đại tràng hay hội chứng ruột kích thích ngoài việc điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh nên học tập người Nhật bổ sung lợi khuẩn bifido giúp quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Click vào đây để đăng ký nhận lời khuyên và tư vấn hàng tuần của Bác sĩ tiêu hóa. |