Sức khỏe

Lần đầu tiên ở Việt Nam nuôi sống kì diệu trẻ sinh non 24 tuần tuổi

Theo thông tin từ bệnh viện Phụ sản Trung ương ngày 10/3/2015 cho biết, lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh viện đã nuôi dưỡng thành công cặp song sinh tý hon sinh non ở tuần thứ 24.

Sự nỗ lực cả tập thể
 Ngày 10-3, ông Nguyễn Ngọc Lợi – Giám đốc Trung tâm chăm sóc sinh non, BV Phụ sản Trung ương (Hà Nội), cho biết lần đầu tiên tại Việt Nam, cặp song sinh tý hon thụ tinh ống nghiệm sinh non ở tuần thứ 24  với cân nặng rất thấp, 1 cháu 500 gram, một cháu 600 đã được nuôi sống và cho xuất viện về nhà. Sản phụ của cặp song sinh này là chị Hồ Thị Hải Yến sinh năm 1986 (Thái Bình). 
Hiện tại, cho đến thời điểm này, chưa có trường hợp song thai nào tại Việt Nam với cân nặng 500 gram, 600 gram và tuổi thai thấp (24 tuần, tương đương 6 tháng tuổi thai) được cứu sống. 
BS. Nguyễn Ngọc Lợi - Giám đốc Trung tâm chăm sóc sinh non BV Phụ sản Trung ương cho biết, sau hơn 3 tháng được nuôi dưỡng và điều trị tại trung tâm chăm sóc sinh non bệnh viện Phụ sản Trung ương, cặp song sinh đã tăng cân tốt. 
Tính đến thời điểm này ngày 10/3/2015, một cháu được 2,2kg và một cháu được 2,3kg với tình trạng sức khỏe hoàn toàn bình thường và được xuất viện về nhà. 
Được biết đây là lần sinh con thứ 2 của sản phụ Hồ Thị Hải Yến. Trước đây, sản phụ đã sinh con bằng phương pháp bơm tinh trùng của chồng vào tử cung đã được một bé, lần này sản phụ tiếp tục làm thụ tinh trong ống nghiệm.
Sau khi được thụ tinh trong ống nghiệm đến này ngày 5/12/2014, ở tuần thứ 24 của thai kỳ, sản phụ vỡ ối và sinh thường song thai. Cặp song thai 1 trai, 1 gái. Một cháu gái nặng 500 gram, một cháu trai nặng 600 gram. 
Khi nhận được con từ tay các bác sĩ bệnh viện, sản phụ Hồ Thị Hải Yến chia sẻ khi chuyển dạ sinh hai cháu, chị đã vô cùng hoang mang vì quá sớm mới chỉ có 6 tháng. Nhìn các cháu quá non, cân nặng thấp, gia đình đã phải chuẩn bị sẵn tư tưởng cho trường hợp xấu nhất. 
Lần đầu tiên ở Việt Nam nuôi sống kì diệu trẻ sinh non 24 tuần tuổi 1
Một trong 2 bé sinh non được nuôi dưỡng thành công. Ảnh N. Tâm
Tuy nhiên khi được các bác sĩ thông báo các cháu có sự phát triển tốt cho đến khi đón nhận  đón hai cháu  trong vòng tay, đó là một niềm hạnh phúc vô cùng lớn lao với tôi và gia đình. Không biết nói gì hơn, chúng tôi vô cùng cảm ơn cả tập thể y, bác sĩ Trung tâm chăm sóc sinh non  của bệnh viện Phụ sản Trung ương đã cứu sống hai con chúng tôi.
Được biết, trước đấy Bệnh viện sản Trung ương  đã từng mổ đẻ thành công  cho sản phụ là chị Vũ Thị Phương Hoa, 31 tuổi (Phùng Hưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội), ở tuần 33 của thai kỳ là một điều dưỡng tại Bệnh viện quân y 108. Chị bị hội chứng buồng trứng đa nang, khó thụ thai nên đã thụ tinh trong ống nghiệm và có 4 thai. Bốn bé được đặt tên ở nhà là Nghêu, Sò, Ốc, Hến, với cân nặng lần lượt 1,6 kg, 1,8 kg và hai bé 1,7 kg. Đây là trường hợp cực hiếm về số lượng thai cũng như thành công trong việc giữ thai. Những trường hợp mang thai tư thường phải đối mặt với nguy cơ đẻ non. 
Một thành tựu khoa học
Đánh giá về việc thành công khi nuôi dưỡng về  về trường hợp sinh non hy hữu  này được cứu sống BS. Nguyễn Ngọc Lợi cho biết cặp song sinh được tiếp nhận từ phòng sinh về trong tình trạng toàn thân tím đen do xuất huyết dưới da và suy hô hấp nặng. Thông thường, những trẻ sinh non phải hít vào thở ra mạnh, người ngoài sẽ nhìn thấy được sự phập phồng của ngực các cháu.
 Còn hai cháu thì phản xạ thở quá yếu. Các cháu chỉ thở nấc nghĩa là thỉnh thoảng mới nấc được một tiếng.  Mới đầu chúng tôi đã có những tiên lượng không tốt về cặp song sinh này.  Tuy nhiên bằng sức để cứu các cháu chúng tôi phải tiến hành bơm thuốc chống nguy cơ xẹp phổi cho hai bé ngay trong những giờ đầu. Tiếp tục sau đó, cặp song sinh được thở máy trong 4 ngày liền rồi được rút ống nội khí quản và mới được thở qua đường mũi như bình thường. Sau 13 ngày, hai cháu được thở oxy và khoảng 1 tháng sau sinh thì hai cháu đã thở khí trời.
Ông Lợi nhấn mạnh một điều đáng ngạc nhiên là chỉ 11 ngày sau sinh, hai cháu đã tăng cân là một dấu hiệu rất đáng mừng.
Vì trẻ sinh non do hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, nên cặp song sinh được các bác sĩ của bệnh viện nuôi dưỡng qua đường cuống rốn, sau khi nuôi dưỡng qua đường rốn, các cháu đã được ăn xông. 16 ngày sau, hai được nuôi dưỡng hoàn toàn qua đường tiêu hóa. 
Trường hợp hai cháu bé song sinh nhẹ cân được cứu sống này cũng chính là một thành tựu khoa học lớn mà công tác chăm sóc sinh non của Việt Nam đạt được từ trước tới nay. 
aFamily

      © 2021 FAP
        1,041,037       1,288