Các bác sĩ sử dụng thiết bị để loại bỏ cục máu đông để điều trị khối u gây ung thư thận.
Khi Chris Teodoro (làm việc tại một trung tâm lọc máu tại bệnh viện Henry Ford, Mỹ), 60 tuổi, được chẩn đoán bị
ung thư thận giai đoạn cuối vào tháng 9 năm 2014. Ông không có nhiều lựa chọn vì khối ung thư đã phát triển ra khỏi thận, xâm nhiễm mạch máu và xâm lấn tới tim.
Teodoro, có thể chỉ cần trải qua các đợt hóa trị nhưng ông đã tham gia vào thử nghiệm lâm sàng cho phương pháp điều trị ung thư thận mới tạo ra vắc-xin từ chính khối u của bệnh nhân.
Để đủ điều kiện, đầu tiên, Teodoro phải có đủ sức khỏe để trải qua tối thiểu một cuộc phẫu thuật. Trong đó, bác sĩ phẫu thuật hạn chế nguồn cung cấp máu của bệnh nhân tới thận, loại bỏ thận, và hút các vật chất di truyền gây ung thư để tạo ra một loại vắc xin trong vòng 30 phút. Tuy nhiên, các thử nghiệm lâm sàng này phù hợp với những bệnh nhân có khối u chưa phát triển như Teodoro vì các bác sĩ phải loại bỏ vật liệu khối u từ một tĩnh mạch lớn trong khoảng thời gian ngắn.
"Không có cách nào để làm điều đó trong 30 phút, và anh ấy không thể chịu đựng nó", Tiến sĩ Craig Rogers, giám đốc phẫu thuật thận và là giám đốc cấp cao về ung thư nhân thần kinh tại Bệnh viện Henry Ford ở Detroit, cũng là bác sĩ điều trị cho Teodoro trao đổi với FoxNews.
Ảnh minh họa
"Không có gì để mất"
Một lựa chọn thay thế có thể loại bỏ các khối u từ tĩnh mạch của Teodoro và giúp anh có đủ điều kiện cho các thử nghiệm lâm sàng là phẫu thuật ngực và mở tim. Đối với những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, quá trình này đi kèm với nguy cơ đe dọa tính mạng, bao gồm đột quỵ, đau tim hoặc cục máu đông. Thời gian phục hồi cho các ca phẫu thuật như vậy cũng mất vài tháng và có thể khiến Teodoro không thể điều trị ung thư ở bất kì hình thức nào nữa.
Đó là những gì đã thúc đẩy Rogers và đồng nghiệp của ông tại bệnh viện Henry Ford để sử dụng lại AngioVac, một thiết bị hút chân không thường được sử dụng để loại bỏ các cục máu đông trong tĩnh mạch lớn của cơ thể con người, để hút khối u thận từ tĩnh mạch chủ của Teodoro.
Rogers và đồng nghiệp của ông, Tiến sĩ Scott Schwartz, một nhân viên cấp cao của bác sĩ X quang can thiệp tại Bệnh viện Henry Ford, người thực hiện phẫu thuật cho Teodoro, đã mong có thể sử dụng AngioVac để loại bỏ khối u thận ở bệnh nhân có ung thư đã di căn. Thiết bị này về cơ bản loại bỏ máu từ một nơi trong cơ thể, chuyển nó qua máy và đưa đến một nơi khác trong cơ thể.
Schwartz sử dụng công nghệ này thường xuyên trên những bệnh nhân có huyết khối, nhưng Rogers và Schwartz đưa ra giả thuyết rằng nó cũng có thể được sử dụng để loại bỏ khối u cho bệnh nhân có ung thư thận đã di căn.
Đối với bệnh nhân bị ung thư chưa di căn, trong phẫu thuật phá vỡ cục máu đông, tế bào có thể bị bật ra và trôi theo dòng máu để lây lan. Nhưng Teodoro là bệnh nhân bị
ung thư di căn nên nguy cơ này cũng không đáng lo ngại nhiều. Hơn nữa, ông Teodoro nói với FoxNews "Dr. Schwartz nói rằng tôi không có gì để mất".
Hình ảnh thận bị ung thư. Ảnh minh họa
Hút ra các khối u
Ca phẫu thuật được thực hiện vào ngày 31 tháng 12 năm 2014. Teodoro được gây mê, các bác sĩ mổ những vết mổ nhỏ, ít xâm lấn trong cơ thể anh. Vết mổ ở cổ được đặt ống thông, kết nối với ven, đưa máu từ đầu, cổ xuống dưới tĩnh mạch bụng. Sau đó họ đặt một ống hút trên các khối u. Các bác sĩ rạch vết mổ khác ở đùi gần vùng xương chậu và đặt ống để trả lại máu cho cơ thể.
Schwartz và nhóm của ông đã cố định các ống thông và gỡ bỏ chúngsau vài ngày.
"Teodoro đã được lên và đi bộ được trong buổi sáng hôm sau" Schwartz nói.
Sau hai ngày hồi phục trong bệnh viện, Teodoro được xuất viện.
Ngày Thứ Tư, 7/1/2015, một tuần sau khi tphẫu thuật với AngioVac, Teodoro đã trải qua phẫu thuật xâm lấn tối thiểu thận để loại bỏ các khối u giúp ông đủ điều kiện cho các thử nghiệm lâm sàng liên tục.
Tiềm năng cho các bệnh nhân ung thư khác
Teodoro trở lại làm việc vào cuối tháng 2 và đang trải qua các xét nghiệm máu định kỳ cho các lần thử nghiệm. Ông đang thực hiện một chu kỳ uống thuốc trong 4 tuần và bắt đầu trong tuần cuối cùng của tháng Hai.
Rogers và Schwartz nói rằng: Cho dù anh ấy uống thuốc thật hay giả dược nhưng anh ấy trông khá hơn nhiều sau khi trải qua phẫu thuật AngioVac và cuộc phẫu thuật thứ hai.
Họ cũng hy vọng điều này có thể là một nền tảng hoặc nguyên tắc có thể giúp ích trong
điều trị ung thư. Tuy nhiên, Schwartz cũng nói thêm rằng AngioVac có tiềm năng lợi cho bệnh nhân đặc biệt như Teodoro nhưng thiết bị vẫn có những hạn chế và không thể hút những vật liệu lớn và cứng.
(Nguồn: FoxNews)