Tháng 3 là thời điểm vi khuẩn sinh trưởng nhiều, tăng nguy cơ gây bệnh ở trẻ. Các bệnh trẻ dễ mắc thời điểm này thường liên quan đến hô hấp, da và đường ruột.
Bệnh tiêu chảy
Giúp mẹ nhận biết:
- Trẻ biếng ăn: Dấu hiệu này có thể xuất hiện sớm trước khi trẻ bị tiêu chảy nhiều ngày. Trẻ thường từ chối các thức ăn thông thường, có thể chỉ thích uống nước.
- Nếu là tiêu chảy thông thường thì trẻ đi tiêu phân lỏng hoặc phân sệt 1 – 2 lần so với ngày thường. Nếu là
tiêu chảy cấp thì trẻ đi tiêu phân lỏng toàn nước trên 3 lần trong vòng 24 giờ.
- Trẻ thường sẽ bị nôn trước tiêu chảy 6 – 12 giờ và có thể kéo dài khoảng 2 – 3 ngày.
- Phân lỏng toàn nước, có bọt, có lúc hoa cà hoa cải, có thể có nhầy mũi nhưng không có máu.
- Sốt vừa phải kèm theo đau bụng, ho.
Cách xử lý:
- Bù nước đầy đủ sau khi trẻ tiêu chảy. Có thể dùng nước đun sôi để nguội hoặc các chế phẩm bù nước và điện giải bằng đường uống như oresol. Cho trẻ uống từ từ từng muỗng cho tới khi hết khát.
- Bổ sung đủ chất dinh dưỡng như bình thường, phù hợp theo lứa tuổi của trẻ. Vì trẻ dễ bị nôn nên chia nhỏ bữa ăn làm nhiều lần. Việc cung cấp dinh dưỡng hợp lý sẽ có tác dụng thúc đẩy hồi phục sớm tổn thương niêm mạc ruột, giúp chức năng tiêu hóa hấp thu của ruột nhanh chóng trở về bình thường.
- Theo dõi số lần đi ngoài, số lượng phân, màu phân, khả năng uống bù nước và ăn uống của trẻ.
- Theo dõi phát hiện các dấu hiệu mất nước để kịp thời đưa trẻ nhập viện.
- Tuyệt đối không dùng thuốc cầm tiêu chảy vì các thuốc này không có tác dụng kháng virut – nguyên nhân gây nên tiêu chảy. Tác dụng chính của các loại thuốc này là làm giảm nhu động ruột, làm liệt ruột khiến phân không được thải ra ngoài khiến trẻ tiếp tục bị tiêu chảy gây trướng bụng, biến chứng nguy hiểm.
2. Bệnh thủy đậu
Đây cũng là thời điểm thủy đậu xuất hiện nhiều do
virus gây bệnh thủy đậu có thể sống và phát triển mạnh trong thời tiết ẩm.
Giúp mẹ nhận biết:
- Trẻ sẽ bị sốt, thường là sốt nhẹ, trong một vài ngày. Sau đó, sẽ thấy nổi lên trên da những vết dát đỏ; chỉ sau đó 1-2 ngày, xuất hiện các mụn bóng nước giữa các nền đỏ.
- Trẻ bị nổi ban, bắt đầu từ mặt và cơ thể rồi sau đó lan ra da đầu và chân tay.
- Trẻ hay quấy khóc, ăn kém
- Ngoài ra, trẻ có hiện tượng: đau họng, đau tức ngực…
Cách xử lý:
- Để trẻ nằm trong phòng thoáng khí, có ánh sáng mặt trời, thời gian cách ly là khoảng 7 đến 10 ngày từ lúc bắt đầu phát hiện bệnh (phát ban) cho đến khi các nốt phỏng nước khô vảy hoàn toàn.
- Để đề phòng biến chứng, ngay khi trẻ lên những nốt mụn đầu tiên phải giữ gìn để không làm vỡ mụn. Nếu một vài mụn đầu tiên vỡ có thể dùng oxy già rửa vết loét.
- Không cho trẻ gãi vào các mụn ngứa. Khi các mụn nước vỡ ra sẽ tăng nguy cơ nhiễm trùng. Tìm cách giảm ngứa cho bé. Khi trầy xước lan rộng thì cần phải đưa trẻ đến viện ngay.
- Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý 90/00.
- Thay quần áo và tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm trong phòng tắm.
- Nên mặc quần áo rộng, nhẹ, mỏng.
- Ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước, nhất là nước hoa quả.
- Dùng dung dịch xanh Milian (xanh Methylene) để chấm lên các nốt phỏng nước đã vỡ.
- Chườm mát để hạ sốt, cho bé nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng để tăng sức đề kháng.
- Để trẻ ở nhà để chăm sóc nhằm tránh lây lan.
3. Bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp
Các
bệnh đường hô hấp là những bệnh dễ mắc nhất ở trẻ vào mùa đông xuân là viêm mũi xuất tiết, viêm họng cấp, viêm VA (Vegetation Adenoide ), viêm amiđan cấp hoặc hốc mủ, viêm xoang...
Giúp mẹ nhận biết:
- Sốt là biểu hiện quan trọng đầu tiên của bệnh đường hô hấp ở trẻ. Sốt do viêm đường hô hấp ở trẻ thường là sốt cao, sốt thành cơn. Trẻ có thể sốt trên 39 độ C.
- Sổ mũi: Trẻ chảy mũi trong hoặc mũi đặc.
- Ho: Trẻ sẽ ho thành cơn, thậm chí là những cơn ho nặng. Trẻ có thể ho khan hoặc ho có đờm, tuỳ bệnh.
- Trẻ sẽ có biểu hiện khó thở, thở rít, thở khò khè…
- Do đó, nếu phát hiện những dấu hiệu trên ở trẻ, cha mẹ cần đưa con đi khám ngay để có hướng điều trị kịp thời, bởi
bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ nhỏ dễ dẫn đến viêm xuống phế quản hoặc viêm phổi.
Cách xử lý:
- Khi trẻ có các biểu hiện như ho, hắt hơi, sổ mũi nhưng không sốt hoặc sốt nhẹ, cần theo dõi trẻ chặt chẽ ở gia đình và chưa nên dùng thuốc kháng sinh và thuốc hạ sốt.
- Kẹp nhiệt độ thường xuyên để kiểm tra nhiệt độ của trẻ. Nếu thấy trẻ ho nhiều, mệt mỏi, sốt trên 38 0C và đặc biệt là có khó thở thì cần nhanh chóng cho trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám bệnh và xử trí kịp thời.
- Tuyệt đối không được sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sỹ.
- Trẻ sốt trên 38 độ C cần mặc quần áo rộng, thoáng để dễ thoát nhiệt. Cần lau mát cho trẻ bằng cách dùng khăn nhúng vào chậu nước mát lau ở trán, nách, bẹn (vài, ba giờ lau một lần) hoặc đắp khăn ướt lên trán, nách, bẹn.
- Không nên dùng nước đá hoặc nước lạnh để làm hạ nhiệt cho trẻ, bởi vì, nước lạnh quá sẽ làm cản trở sự thoát nhiệt của trẻ, trẻ sẽ sốt cao hơn, nguy hiểm hơn.
- Nên cho trẻ ăn lỏng, ấm và uống đủ lượng nước cần thiết hàng ngày. Nếu trẻ còn bú mẹ thì cứ cho trẻ bú sữa mẹ như bình thường.
- Nếu trẻ sốt vừa hoặc sốt cao mà chưa kịp cho trẻ đi bệnh viện được thì cần cho trẻ uống dung dịch ôrêzôn (ORS).
(Nguồn: Tổng hợp)