Đối với nhiều phụ nữ, sự rụng trứng là bình thường, không có triệu chứng gì đặc biệt nhưng một số phụ nữ khác lại thường xuyên bị đau và khó chịu khi trứng rụng.
Khi bạn rụng trứng, buồng trứng của bạn phát hành ra một quả trứng cùng với dịch nang trứng và máu.
Vậy làm sao để đối phó với tình trạng đau khi
trứng rụng?
Bạn hãy làm theo 2 bước sau đây:
1. Xác định những cơn đau do rụng trứng
- Hiểu chu kì kinh nguyệt của bạn: Chu kì kinh nguyệt của bạn được tính từ ngày bắt đầu có kinh nguyệt cho đến ngày đầu tiên của lần có kinh nguyệt tiếp theo. Một chu kì kinh nguyệt phổ biến thường kéo dài 28 ngày nhưng cũng có thể dài hoặc ngắn ngày hơn.
Trong nửa đầu của chu kì (trước khi
rụng trứng), bạn có kinh nguyệt, niêm mạc tử cung dày lên và các kích thích tố bắt đầu làm việc để kích hoạt sự rụng trứng. Trong nửa sau của chu kì (sau khi rụng trứng), một quả trứng rụng ra khỏi buồng trứng có thể được thụ tinh. Trong trường hợp không được thụ tinh thì cơ thể sẽ chuẩn bị cho lần kinh nguyệt tiếp theo.
- Biết khi nào trứng rụng: Sự rụng trứng thường xảy ra tại các điểm giữa chu kì kinh nguyệt, ví dụ như nếu chu kì kinh nguyệt của bạn là 28 ngày thì ngày rụng trứng có thể là ngày thứ 14. Bạn có thể lập biểu đồ trong vài tháng để xác định những thay đổi của cơ thể trong chu kì kinh nguyệt và xác định ngày rụng trứng của mình.
- Nhận biết dấu hiệu đau khi rụng trứng: Một số dấu hiệu xuất hiện trong ngày rụng trứng có thể bao gồm: đau bụng dưới, đau vùng chậu, cảm thấy áp lực ở bụng trong những ngày này... Nếu cơn đau này biến mất trong vòng một ngày và chỉ xuất hiện vào khoảng thời gian tương đương trong chu kì kinh nguyệt lần sau thì tức là bạn gặp tình trạng đau khi rụng trứng. Cơn đau này càng rõ hơn nếu bạn chỉ đau ở một bên bụng.
Đau khi rụng trứng đôi khi có thể kèm theo chảy máu âm đạo, một số người còn có cảm giác
buồn nôn.
2. Đối phó với tình trạng đau khi rụng trứng
Nếu đúng là đau do rụng trứng, bạn có thể đối phó bằng các cách sau:
- Không cần làm gì hết: Một số phụ nữ chỉ cảm thấy đau nhẹ nhàng trong vài phút. Nếu bạn cũng vậy thì không cần làm gì vì cơn đau sẽ nhanh chóng qua đi.
- Dùng thuốc giảm đau: Trong trường hợp cơn đau trầm trọng, kéo dài thì bạn có thể dùng các loại thuốc giảm đau để giảm triệu chứng này. Bạn cần chú ý dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và trên nhãn sản phẩm thuốc.
- Chườm nóng: Cách này cũng có hiệu quả với nhiều người vì nó làm cho chị em cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn có thể thử để giảm triệu chứng đau khi rụng trứng bằng cách đặt các miếng đệm nóng vào bụng dưới và nghỉ ngơi.
- Tắm nước ấm: Nếu không muốn chườm nóng, bạn có thể thay thế bằng cách tắm nước nóng hoặc ấm (tránh tắm nước nóng quá để không bị bỏng).
- Dùng thuốc tránh thai: Các loại thuốc tránh thai chứa nội tiết tố này ngoài tác dụng ngăn
ngừa thai ngoài ý muốn còn có thể ngăn chặn sự rụng trứng. Nếu bạn bắt đầu dùng thuốc tránh thai nội tiết tố, bạn sẽ tạm ngừng rụng trứng và do đó rụng trứng đau của bạn sẽ biến mất. Tuy nhiên, bạn cũng nên tham khảo tư vấn của bác sĩ khi dùng biện pháp này.
- Đi khám: Các cơn đau khi rụng trứng thường là vô hại. Tuy nhiên, bạn cũng nên đi khám bác sĩ để loại trừ các nguyên nhân khác có thể dẫn đến đau bụng (chẳng hạn như u nang buồng trứng hoặc lạc nội mạc tử cung). Bạn càng nên đi khám sớm nếu cơn đau kéo dài hơn một ngày, hoặc nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây đi kèm với cơn đau:
+ Sốt
+ Đi tiểu đau
+ Đỏ hoặc viêm da trên bụng hoặc vùng hông
+ Buồn nôn hay nôn mửa dữ dội
+ Chảy máu âm đạo nhiều
+ Tiết dịch âm đạo bất thường
+ Sưng chướng bụng
(Nguồn: WikiHow)