Thảm kịch trên chuyến tàu Titanic năm ấy là một sự kiện không chỉ nhắc nhở chúng ta về một công lịch lịch sử vang dội mà ở nơi đó cũng chôn dấu những mối tình khắc cốt ghi tâm khiến người đời cảm động.
Nếu bạn đã từng xem qua bộ phim Titanic, hẳn là bạn cũng sẽ ấn tượng với cảnh quay đôi vợ chồng già nằm ôm nhau trên giường trong giây phút con tàu dần chìm xuống đáy biển. Cặp đôi này đã tái hiện lại chuyện tình cảm động có thật của đôi vợ chồng Ida Straus và Isidor Straus vào năm xưa. Rất ít ai biết, bà Ida cũng chính là cảm hứng cho nhân vật Rose trong phim.
Ảnh: Internet
Bà Rosalie Ida Straus là một người Mỹ gốc Đức, bà được sinh ra ở Worms, Đức vào năm 1849. Năm 22 tuổi, bà Ida kết hôn với ông Isidor Straus, một doanh nhân người Mỹ gốc Palatinate, 26 tuổi và là đồng sở hữu cửa hàng bách hóa Macy. Họ được xem là một trong những cặp vợ chồng giàu có nhất trên chuyến tàu Titanic lúc bấy giờ. Căn phòng họ ở trên tàu thuộc hàng sang trọng và đẹp bậc nhất, sau này đạo diễn James Cameron đã dùng kiến trúc căn phòng này để dựng lên một cách chính xác cho phòng của nhân vật Rose.
Ảnh: Internet
Sau 40 năm chung sống, Ida và Isidor vẫn một mực yêu thương nhau và dường như không thể tách rời dù là ở chân trời hay góc bể. Tình yêu và sự viên mãn của họ là thứ khiến cho nhiều người phải ganh tị.
Ngày định mệnh khi họ đặt chân lên con tàu Titanic, họ chưa từng nghĩ rồi đây mình sẽ phải rời xa nhau mãi mãi…
Khi con tàu đâm vào tảng băng trôi, tất cả mọi người trên tàu hoảng sợ tột độ, chen chúc nhau chạy lên boong tàu để được leo lên thuyền cứu sinh. Lúc này thuyền trưởng ra quyết định phụ nữ và trẻ em được ưu tiên lên thuyền trước. Vì thuộc tầng lớp quý tộc, ông Isidor cũng được dành cho một chỗ trên thuyền cạnh vợ nhưng ông kiên quyết từ chối đặc quyền của mình.
“Tôi sẽ không đi trước những người đàn ông khác”, Isidor với ánh mắt kiên nghị nói.
Ảnh: Internet
Hơn nửa đời người đã ở bên cạnh nhau chia sẻ ngọt bùi, có lý nào vì lẽ sinh tử mà vợ chồng đứt đoạn tình nghĩa? Trước quyết định hi sinh của chồng, bà Ida cũng đồng lòng leo xuống thuyền và nhường chỗ cho cô người hầu của mình, Ellen Bird. Bà còn tặng cô chiếc áo lông và nói rằng mình không cần đến nó nữa.
“Chúng ta sống với nhau đã nhiều năm. Anh đi đến nơi đâu, em cũng theo anh đến đó” , bà Ida mỉm cười nói với chồng.
Chúng tôi sống chết có nhau! (Ảnh: Internet)
Mặc dù mọi người đều van nài Ida suy nghĩ lại, bà vẫn rất quả quyết ở lại cùng chồng, “Chúng tôi sống chết có nhau”.
Trong khoảnh khắc sống chết đáng sợ, ai cũng cầu mong một con đường sống, có được cơ hội thoát thân thì đôi vợ chồng già lại sẵn sàng hy sinh cho người khác. Nếu như trong phim, cặp đôi này cùng nhau trở lại phòng, lên giường ôm nhau chờ chết thì thực chất ngoài đời cái kết của Ida và Isido không được trọn vẹn như vậy.
Lần cuối được mọi người nhìn thấy là lúc ông bà nắm chặt tay nhau ở trên boong tàu và chờ định mệnh đến với mình. Tình yêu vĩnh cửu của ông bà dần dần chìm xuống đáy biển sâu theo con tàu Titanic. Những nhân chứng trước cảnh tượng đau lòng đẹp đẽ đó đã kể lại rằng, tình yêu của Ida và Isido giống như một tượng đài vĩnh cửu về tình yêu và lòng chung thủy.
Ảnh: Internet
Không lâu sau đó, thi thể của ông Isido đã được tìm thấy và đưa về chôn cất ở New York. Họ tìm được nhiều di vật quý giá trong người ông, có lẽ đến giờ phút cuối cùng, cả ông và bà Ida cũng mang theo một tia hy vọng mỏng manh rằng cả hai sẽ có cơ hội sống sót. Đáng tiếc rằng thi thể của bà Ida mãi mãi nằm đâu đó trong lòng đại dương.
Ảnh: Internet
Về sau một công viên được xây dựng lên và đặt tên Straus để tưởng nhớ đến ông bà. Bảng tưởng niệm ông bà Straus cũng được đặt trong một dinh thự ở Manhattan. Dù cuối cùng hai ông bà không thật sự được nằm cạnh nhau nhưng chắc hẳn là tình yêu, tâm hồn của hai người đã hòa quyện cùng nhau, vượt qua khỏi mọi ranh giới, mãi mãi bất tử. Đây cũng một câu chuyện tuyệt vời để nhắc nhở mọi người về tình yêu vợ chồng thiêng liêng, son sắt và thủy chung.
(Tổng hợp)
titanic, tình yêu, vợ chồng, câu chuyện thật, cảm động, tình vợ chồng, tình nghĩa vợ chồng, phim titanic, yêu, tình cảm, ida straus, isidor straus, th