Buổi sáng mẹ chồng chỉ cho Nhi ăn cháo, buổi trưa và buổi tối đều cho ăn mỳ gói. Bà còn biện minh là mỳ gói dễ hấp thụ, tốt cho dạ dày.
Nhi hơn Thuyết một tuổi, thời gian đầu quen nhau, hai bên gia đình đều cấm cản, nhưng hai người vẫn kiên quyết ở cạnh nhau. Thuyết từng hỏi Nhi có dám cùng anh kết hôn chớp nhoáng không, Nhi bảo dám, thế là cả hai kết hôn, chính bản thân Nhi cũng không thể tin điều này xảy ra nhanh đến vậy.
Sau kết hôn, Thuyết khuyên Nhi ở nhà chăm lo cho tổ ấm, bởi anh không muốn Nhi khổ cực kiếm tiền.
Mẹ chồng buôn bán rau ở chợ, đối với việc con dâu ở nhà ăn bám tiền lương của con trai bà, bà rất tức giận và tỏ thái độ lạnh nhạt với Nhi. Nhi đang lên kế hoạch mang thai, cho nên cô không muốn tốn thời gian tranh cãi với mẹ chồng. 4 tháng sau ngày kết hôn, Nhi vẫn chưa có dấu hiệu mang thai, thế là cô quyết định đi tìm việc làm, dù Thuyết hết lời khuyên nhủ Nhi nên ở nhà tịnh dưỡng cho việc chuẩn bị mang thai, nhưng Nhi kiên quyết từ chối, bởi cô không muốn sống mà nhìn sắc mặt của mẹ chồng.
Nhi đã tìm được một công việc bán mỹ phẩm ở cửa hàng. Giờ làm việc khá thất thường, có hôm về trước giờ cơm tối, có hôm đến 10 giờ tối mới về đến nhà. Một hôm, Nhi phải ở lại viết doanh thu bán mỹ phẩm cho cửa hàng nên cô sẽ về trễ. Thế là Nhi gọi điện cho chồng:
"Hôm nay, anh đừng đến đón em nhé, chắc hơn 10 giờ tối em mới xong việc, anh về sớm ăn cơm tối với mẹ, đừng đợi em nhé". Làm xong mọi việc, Nhi gấp gáp về nhà, trên đường trở về cô suýt bị xe máy đâm trúng, thật may đôi bên không xảy ra chuyện. Nhi vội về nhà là có nguyên nhân, bởi cô không muốn nghe mẹ chồng mỉa mai là cô
con dâu suốt ngày chúi mũi vào công việc, mẹ chồng của Nhi luôn đay nghiến bằng những lời lẽ rất cay độc.
Về đến nhà, Nhi thấy mẹ chồng đang cúi gầm mặt xuống bàn. Vẻ mặt của bà rất khó chịu, đồ ăn trên bàn vẫn còn nguyên chưa đụng đũa. Thuyết vừa thấy Nhi về, anh vội đỡ túi xách và kéo ghế cho cô ngồi. Mẹ chồng đay nghiến bảo: "Con trai tôi bảo muốn đợi cô về cùng ăn luôn, lần sau cô nên về sớm, cô cứ về trễ thế này tôi còn tưởng cô chê cơm nhà đấy". Cả bữa cơm, mẹ chồng chỉ nói xoay quanh chuyện mong có cháu bồng, bà bảo con dâu nhà hàng xóm mới kết hôn đã mang thai song sinh, còn con dâu mình không biết khi nào mới có tin vui. Nhi vừa ăn vừa cảm thấy cơm như muốn nghẹn nơi cổ họng.
Những ngày sau, Nhi cảm thấy không khỏe trong người, cô luôn có cảm giác buồn nôn. Nhi không dám chắc điều cô nghĩ có đúng không, cho nên khi dùng que thử thai, thấy hiện lên hai vạch cô mới thở phào nhẹ nhõm, từ hôm đó trở đi, thái độ của mẹ chồng thay đổi hẳn, bà bớt xỉa xói và quan tâm Nhi nhiều hơn, thậm chí mẹ chồng còn muốn Nhi nghỉ việc để ở nhà dưỡng thai.
Mang thai đúng 10 tháng, nửa đêm bụng Nhi đau dữ dội, nước ối đã vỡ, thế là Thuyết và mẹ chồng vội vàng đưa Nhi đến bệnh viện. Mẹ chồng kiên quyết muốn Nhi sinh thường, bởi bà bảo trẻ sinh mổ thì sức khỏe không đảm bảo. Với tình hình của Nhi, bác sĩ chỉ định đẻ mổ và đứa bé sinh ra là con gái, Thuyết nghe tin mẹ con vượt cạn khỏe mạnh nên anh rất vui, mẹ chồng biết Nhi sinh mổ và đứa trẻ sinh ra là con gái nên bà càng buồn bực, bà bảo vợ chồng Nhi phải ráng sinh thêm con trai để nối dõi, chỉ đẻ con gái thôi là bất hiếu với tổ tông.
Điều khiến Nhi càng buồn là trong thời gian ở cữ, 30 ngày ở cữ là 30 ngày ăn mỳ gói, Nhi nói với chồng là cô đã chịu hết nổi, giờ cứ nhìn mỳ gói là Nhi đã ngán tận cổ. Mẹ chồng nhìn Nhi với thái độ hằn học, bà bảo: "Cô sinh con gái thì đừng có đòi hỏi nhiều, có mỳ gói ăn là may rồi đấy". Lúc ấy cũng có mặt Thuyết nhưng anh không nói đỡ giúp vợ câu nào. Nhi cảm thấy uất ức, tủi thân, cô giận muốn khóc, mẹ chồng thật sự là ức hiếp cô quá đáng rồi, còn anh chồng tốt tính cũng chỉ biết đứng nhìn thì cô thực cũng thấy tuyệt vọng rồi.