“Hơn 5 năm chung sống là bấy nhiêu năm gia đình em nghe lời ra tiếng vào về chị dâu. Ban đầu, em cũng chỉ nghĩ chị cho qua nhưng dần già, mọi chuyện trở thành "tức nước vỡ bờ".
Ngày anh trai em đưa chị ấy về ra mắt gia đình, bố mẹ rất vui vì cuối cùng anh đã tìm được người đồng hành của cuộc đời. Lúc ấy, rất nhiều người thân, cô chú trách anh lấy vợ sớm thế, rằng mới ra trường chưa làm gì được cho bố mẹ, rằng nhà mình còn dột, em gái còn ăn học, còn chưa có cái tủ lanh, bếp ga...mà anh đã vội lấy vợ. Nhưng anh biết không? bố mẹ hết lời bênh anh, bố mẹ bảo không cần gì chỉ cần anh có công việc ổn định, sống hạnh phúc là bố mẹ vui.
Ảnh minh họa
Hơn 5 năm anh lấy chị, làm dâu nhà ta, 4 năm em đi học, người thân trong gia đình nói nhiều về thái độ của chị, chính em vài lần cũng chứng kiến. Nhưng cứ có ai phàn nàn với mẹ như vậy mẹ lền gạt đi, bênh chị ngay. Mẹ từng nói với em rằng, con gái đi lấy chồng, xa bố mẹ ruột, rất khổ cực nên phải đối xử tốt, và từ lúc lấy anh, chị là người thân của cả gia đình mình.
Em luôn ghi nhớ câu nói của mẹ và xem những câu nói, những thái độ của chị với gia đình chỉ là sự vô tâm. Nhưng tức nước thì vỡ bờ, con giun xéo mãi cũng quằn, nếu như xảy ra chuyện mấy ngày trước mà em không nói gì thì em không phải con người.
Chị có thể vô tư trước mắt mẹ rằng: “Mẹ thì biết gì. Mẹ cổ hủ quá! Sao mẹ có thể vụng về thế?…” và hàng loạt các câu nói khác.
Về nhà thăm quê, chị ngủ 9h mới dậy, mẹ chuẩn bị bữa sáng cho chị, chị chê ỏng chê eo rằng bánh mì khô, sữa có đường uống rất béo bằng thái độ khinh thường dân nhà quê. Em bị đau tay, không thể rửa bát, chị để mặc mẹ rửa, mẹ giặt quần áo cho chị. Bố đi chùa, lấy cho chị cái bùa bình an, bố vừa quay đi chị nhét sọt rác.
Chị sinh con, mẹ lên chăm. Chị nhiều lần gắt gỏng mẹ. Mẹ khóc với em mà cứ nhắc em không được nói với anh. Anh chị mua chung cư, bố mẹ cho nửa mảnh đất tổ tiên để mua căn hộ to hơn. Anh chị cho em 1 tháng 1 triệu dù cho lươngcủa anh mấy nghìn đô, dù cho chị mua những đôi giày, cái váy vài triệu. Em vẫn nói với bố mẹ "Anh chị lo đủ cho con" và cố đi làm thêm nuôi mình sau giờ học.
Nhưng bây giờ sau mọi chuyện em không nhin được nữa. Anh chị to tiếng một chút khi về quê, bố mẹ can ngăn vì không muốn vợ chồng anh chị bất hòa. Chỉ có thế chị nhảy lên đẩy mẹ, chửi bố bằng những từ tục tĩu nhất, những từ ngữ lăng nhục mà em cả đời cũng không thể quên.
Tại sao một người có ăn có học đàng hoàng như chị lại phát ngôn ra những câu ấy? Chị chửi bố mẹ, chửi gia đình mình, nói rằng bố mẹ và em không có quyền lên tiếng vì anh chị nuôi em ăn học hết bao nhiêu tiền, rằng gia đình em khi cưới không mua nhà mua xe như bao gia đình khác cho anh chị.
Em đã chuyển hơn 70 triệu, số tiền mà anh chị cho em 4 năm qua vào tài khoản chung của anh chị.. Dù cho có phải đi làm nhiều việc, dạy thêm cả tuần em cũng không cần mấy hào lẻ ấy.
Ảnh minh họa
Anh trai à, anh biết không, từ bé anh luôn là cái bóng để em noi theo. Bố mẹ tự hào về anh. Nuôi anh học ĐH, bố mẹ nhọc nhằn vay mượn... Người bố gần 60 vẫn đi phụ hồ cả tháng bất kể nắng mưa, mẹ đi giúp việc ban ngày, rồi buổi tối bố mẹ lại đeo đèn cặm cụi phun thuốc sâu thuê. Ấy vậy mà vẫn không đủ cho chi phí ăn tiêu vô bờ bến của anh.
Bây giờ đây, tóc bố mẹ đã bạc như thế nào, nhà mình vẫn dột, vẫn mặc áo mưa trong nhà, anh làm sao biết được chứ. Anh chỉ biết nghe lời vợ, anh chỉ biết cắm đầu vào công việc. Mẹ buồn về con dâu hỗn láo, anh vờ như không biết. Bố mẹ gặt mùa, đau ốm lúc nào anh không biết. Bố mẹ vẫn làm thuê như thời anh học đại học, cố gắng dành dụm lúc về già để không phải nhờ anh, anh càng không biết.
Em nhịn anh và vợ anh 5 năm rồi, em đã từng nghĩ thôi thì cứ im lặng rồi êm ấm, nhưng vợ anh quá quá đáng, còn anh ích kỉ. Anh không xứng làm con bố mẹ đâu. Anh cũng không xứng với những yêu thương mà bố mẹ đã nuôi nấng dạy dỗ, càng không xứng làm anh trai em. Hai anh chị yêu nhau, lấy nhau là quá hợp, “nồi nào vung nấy”, “ngưu tầm ngưu mà mã tầm mã”.
em chồng, chị dâu, mâu thuẫn chị dâu em chồng