Thay đổi thói quen sinh hoạt, thay đổi môi trường sống mới hay mối quan hệ với bố mẹ và họ hàng bên chồng… là những “chuyện không chỉ riêng ai” của các nàng dâu mới.
Hãy cùng xem các nàng dâu mới đã ứng xử ra sao với những rắc rối nho nhỏ trong khoảng thời gian đầu tiên sống tại nhà chồng!
Cô dâu mới hụt hẫng khi không có chồng bên cạnh
Nhớ lại khoảng thời gian bắt đầu vai trò của nàng dâu mới, Tạ Thu Hằng (24 tuổi) cho biết đó cũng là chuỗi ngày khó khăn vì vừa phải xa chồng, vừa phải thay đổi môi trường sống mới. “Mình và chồng quen nhau, yêu nhau ở Hà Nội. Đến khi cưới thì mình về sống cùng bố mẹ chồng ở Phú Thọ trong khi chồng vẫn làm việc ở Hà Nội. Mặc dù bố mẹ chồng quan tâm lắm nhưng phải xa chồng, một tuần mới được gặp nhau một lần nên lúc nào mình cũng buồn buồn, vì quen được quan tâm rồi mà” - Hằng cho biết.
Không có chồng bên cạnh chia sẻ, nên nàng dâu mới không tránh khỏi cảm giác hụt hẫng. “
Cảm giác nhớ nhất về những ngày đầu tiên làm dâu đó là hụt hẫng. Vì trước khi lấy chồng thì mình ra Hà Nội đi học, là sinh viên nên sống cũng thoải mái, thích ăn chơi ngủ nghỉ như thế nào cũng theo ý mình. Lấy chồng thì phải theo khuôn phép nhà chồng nên sống cũng khép mình hơn” - Hằng nhớ lại quãng thời gian đầu tiên khi về nhà chồng. Mãi cho đến khi Hằng bầu 7 tháng, chồng mới chính thức chuyển về quê sống cùng vợ. “
Từ lúc được sống gần chồng, mọi chuyện đều được chia sẻ nên mình cũng thấy tinh thần thoải mái hơn nhiều” - Hằng tâm sự.
Vợ chồng Tạ Thu Hằng.
Với mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu, không tránh khỏi những lúc cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt nhưng sau khi hóa giải được mọi hiểu lầm, Hằng lại cảm thấy may mắn khi có bố mẹ chồng bên cạnh hỗ trợ. “
Thú thật, trước đây nhiều khi mẹ chồng có nói câu gì hơi nặng nề một chút thì mình cũng bực lắm và muốn ra ở riêng. Nhưng bình tĩnh hơn thì suy nghĩ lại, với cả bình thường bà vẫn mẹ con rất tình cảm thì mình lại nguôi đi. Sống cùng bố mẹ chồng cũng rất tốt, nhà chồng ăn ở sạch sẽ, hồi mới về mà chưa ngăn nắp hay chưa quen được nếp sống mới thì bố mẹ chồng cũng thẳng thắn góp ý luôn. Mình lấy chồng xong thì có bầu, sáng nào mẹ chồng cũng luộc cho 2 quả trứng gà rồi đợi mình dậy ăn xong đi làm. Nhớ nhất một lần mình bị ốm sơ sơ mà mẹ chồng đi chợ cặm cụi mua đồ nấu cháo rồi mang lên tận nơi cho con dâu, lúc ấy đúng là cảm giác muốn khỏi ốm luôn được ấy” - Hằng chia sẻ về cuộc sống mới và mối quan hệ với
bố mẹ chồng.
Trải qua những bỡ ngỡ ban đầu của nàng dâu mới, đến giờ Hằng cảm thấy rất hài lòng về cuộc sống khi có bố mẹ chồng đỡ đần nhiều về việc chăm sóc con cái. Nhưng đối với Hằng, việc khó nhất chính là tạo được cảm giác gần gũi với họ hàng bên chồng. “Nhà chồng là trưởng nên ngày lễ Tết hầu như mình không phải đi chào hỏi họ hàng, chỉ phải đến thăm nhà các cô bác ở quê. Khó khăn nhất đối với mình là làm sao để mọi người bên nhà chồng nhìn mình với con mắt thân thiện và coi như con cháu ruột thịt. Nhà mình cũng nhiều ngày giỗ nên khi có họ hàng đến mình luôn cố gắng làm cùng mọi người để gần gũi hơn” - Hằng chia sẻ.
Dâu mới và màn chào hỏi 80 người họ hàng
Nói về cảm giác đầu tiên của một nàng
dâu mới, Bảo Ngọc (27 tuổi) tóm gọn lại bằng ba từ “không bị sốc”. Từng có một khoảng thời gian không ngắn tìm hiểu lẫn nhau và cả hai bên gia đình trước khi cưới, Ngọc cho hay việc mình không bị bỡ ngỡ khi về làm dâu cũng một phần do thường xuyên được tham gia các hoạt động chung của gia đình người yêu.
Trước khi cưới, Ngọc từng bị ám ảnh vì nghe nhiều chuyện do các cô dâu kể về mẹ chồng hay gia đình chồng nên tâm trạng cũng khá lo lắng. Tuy vậy, đến khi chính mình đi lấy chồng, Ngọc mới thấy mình khá may mắn khi có mẹ chồng thoáng tính và tạo điều kiện, khiến việc làm dâu cũng trở nên nhẹ nhàng hơn.
Bảo Ngọc, 27 tuổi.
Ngày
mới cưới, một trong những công việc khiến Bảo Ngọc cảm thấy ấn tượng nhất, đó là việc đi chào hỏi khoảng 80 người họ hàng nhà chồng. “
Hồi đầu, mình liên tục đi ăn cỗ và chào hỏi các bác, việc nhớ tên nhớ mặt từng người cũng là cả một vấn đề to lớn đấy. Các bác nhìn chung đều rất gia giáo nên mình cũng lo lắng lắm, nhất là việc chú ý ăn mặc, tác phong. Cũng may là nhà đẻ mình là 3 thế hệ cùng chung sống một nhà nên ít nhiều mình cũng học hỏi được kha khá kinh nghiệm, ví dụ như hiểu tâm lý người lớn tuổi thì thích được hỏi han nên ngoài việc chào hỏi mọi người thì mình cũng có để ý thăm hỏi, nếu có điều kiện thì sang nhà thăm. Mình cứ lấy tiêu chí là thật thà, thẳng thắn, lễ phép thôi, chứ không màu mè hay thể hiện gì cả. Chưa kể, hồi đầu đi ăn cỗ cũng… áp lực lắm vì phải rửa bát tận 7 mâm cỗ, mình thì vốn không thích việc rửa bát cho lắm nhưng may sao có các chị em chồng yểm trợ” - Bảo Ngọc vui vẻ kể về những kỷ niệm khó quên của nàng dâu mới.
Một kỷ niệm vui khác khi ở vai trò dâu mới mà Bảo Ngọc nhớ mãi đó là lần đầu tiên trải nghiệm việc… nấu cơm ở nhà chồng. Mặc dù khả năng nấu nướng của bản thân cũng kha khá nhưng riêng việc cắm cơm thì Ngọc thú nhận mình chưa bao giờ làm cả. “Nói ra chắc chẳng ai tin nhưng hôm đầu tiên về nhà chồng cũng là lần đầu tiên mình phải cắm cơm, lúc ấy cảm giác rất hồi hộp. Cũng may là mọi chuyện vẫn ổn, cho đến tận bây giờ cũng chưa để xảy ra tai nạn nào về việc cơm khô, cơm nát”, Bảo Ngọc tâm sự.
Nhà chồng - nhà đẻ: một 9 - một 10
Cũng giống như Bảo Ngọc, nàng dâu mới Nguyễn Hải Vân (26 tuổi) cũng không cảm thấy bỡ ngỡ nhiều khi về sống tại nhà chồng vì đã có một khoảng thời gian khá dài tìm hiểu trước đó. “
Mình và chồng yêu nhau 5 năm rồi mới cưới, về nhà nhau không biết bao nhiêu lần rồi, với cả cũng thân thiết với mọi người trong gia đình từ trước nên không có cảm giác xa lạ. Mình vẫn nhớ hôm đầu tiên về nhà chồng, hai vợ chồng ngủ một giấc ngon lành vì mệt phờ sau đám cưới, sáng hôm sau dậy thì bay đi nghỉ tuần trăng mật luôn. Hơn nữa, phòng cưới cũng được sửa lại theo ý mình nên khi về sống tại đó, cảm giác đúng là bắt đầu một cuộc sống mới vậy” - Hải Vân chia sẻ.
Hải Vân, 26 tuổi
Vì đã thân thiết từ trước nên Hải Vân cũng tập cách làm quen dần và cân bằng với thói quen sinh hoạt nhà chồng, dù bản thân cũng cảm thấy có một số thứ không thật hợp lý. “N
ói là tập làm quen nhưng cũng không phải cái gì cũng có thể quen ngay được đâu. Ví dụ, nhà đẻ mình hay có thói quen quây quần mọi thành viên trong bữa cơm, cùng trò chuyện và hỏi han nhau. Nhưng nhà chồng thì hơi khác vì mỗi người ăn cơm một giờ chứ ít khi ngồi cùng ăn với nhau, do tính chất công việc, bố chồng thì đi làm theo ca, các em thì đi học giờ khác nhau nên tiện lúc nào thì ăn lúc ấy. Sống ở nhà chồng thì mình cũng theo thói quen nhà chồng thôi, dù nhiều khi vẫn thích không khí quây quần hơn. Rồi hai vợ chồng trẻ nên nhiều khi thấy thế lại thành tiện, thi thoảng bọn mình lại mang cơm lên phòng ăn cùng nhau” - Vân kể.
Nói về việc làm dâu, Hải Vân cho hay sẽ là không đúng khi không có sự phân biệt giữa nhà chồng và nhà đẻ, nhưng bản thân cô dâu 26 tuổi tự cảm thấy mình may mắn khi có nhà chồng tâm lý. “
Chẳng rõ từ bao giờ nữa, mình coi nhà nào cũng là nhà mình cả. Nhà chồng mình mọi người đều thoải mái hay ít nhất mọi người cũng tạo được cho mình tâm lý thoải mái nhất có thể, nên khi so sánh hai nhà thì nếu không được một 9 – một 10 thì cũng phải được một 8, một 10. Đặc biệt là mẹ chồng mình, phải nói là hiếm gặp ai tốt tính và chu đáo như bà. Tất nhiên vẫn chẳng tránh khỏi tư tưởng và quan điểm khác nhau, khoảng cách 2 thế hệ mà, nhưng nếu biết cách thì mình nghĩ vẫn có thể dung hòa được” - Hải Vân tự hào khi nói về
nhà chồng.