Thực ra, sữa chua tuy dễ làm nhưng nếu bạn không cần thận, sai một nguyên tắc nhỏ thì chắc chắn sữa chua chưa đạt chuẩn là tất yếu.
Sữa chua có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm cholesterol, ổn định trọng lượng cơ thể, tốt cho quá trình tiêu hóa và giúp xương chắc khỏe. Thế nên, đây là món ăn vặt không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Không chỉ vậy, sữa chua còn là thực phẩm cực kì tốt cho cả làn da nữa. Nó có khả năng cung cấp độ ẩm, làm dịu các vết cháy nắng hiệu quả.
Chính vì vậy mà sữa chua luôn được nhiều người ưa chuộng, bổ sung vào thực đơn hằng ngày. Cách thực hiện món ăn này cũng khá đơn giản, dễ làm nữa. Tuy nhiên, nhiều người than thở rằng sữa chua họ làm khi thì lỏng, khi thì lại thiếu chua, khi lại chua quá mức. Thực ra, sữa chua tuy dễ làm nhưng nếu bạn không cần thận, sai một nguyên tắc nhỏ thì chắc chắn sữa chua chưa đạt chuẩn là tất yếu.
Do đó, nguyên tắc hàng đầu khi muốn tự làm sữa chua là bạn phải chọn nguyên liệu ngon, chất lượng. Đặc biệt là sữa chua cái, nó quyết định gần như 70% độ thành công của thành phẩm. Thế nên, bạn cần phải chọn sữa chua cái còn mới, không chọn hũ cũ bởi sữa chua cũ sẽ có lượng vi khuẩn kích hoạt men ít, hoạt động không mạnh, khiến sữa chua bạn làm chậm lên men, ít chua, bị lỏng.
Nguyên tắc hàng đầu khi muốn tự làm sữa chua là bạn phải chọn nguyên liệu ngon, chất lượng (Ảnh: Internet)
Tốt nhất là chọn hũ cái được làm trong vòng 1 tuần, và phải để ở nhiệt độ phòng, để hết lạnh hoàn toàn rồi mới pha chế. Một điều quan trọng nữa là khi trộn, bạn phải trộn nhẹ nhàng nếu không sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của men.
Ngoài ra, nếu thích vị ngọt, bạn có thể dùng sữa tươi có đường, sữa đặc nhiều, còn nếu không thích ngọt, bạn nên dùng sữa tươi không đường và giảm lượng sữa đặc lại.
Nếu bạn vẫn chưa tìm được công thức làm sữa chua ưng ý, hãy thử ngay công thức được mẹ Bon chia sẻ. Thành phẩm của bạn sẽ là những hũ sữa chua dù có úp ngược cũng không hề bị chảy ra.
Bạn cần chuẩn bị:
- 1 lon sữa đặc
- 1 lon nước sôi nóng (lấy lon sữa đặc đong)
- 2 lon sữa tươi (lấy lon sữa đặc để đong)
- 1 hoặc 2 hộp sữa chua cái
- Hũ để đựng sữa chua
Cách thực hiện:
Khui hộp sữa đặc, đổ sữa vào một thố to. Dùng lon sữa đã khui, đong một lon đầy nước sôi, đổ từ từ nước sôi vào thố có đựng sữa đặc, khuấy đều cho tan. Tạm gọi là thố A.
Dùng lại lon sữa đã khui, đong 2 lon sữa tươi rồi đổ từ từ sữa tươi vào thố A, khuấy cho tan. Trộn nhẹ nhàng sữa chua cái vào thố. Nếu sữa chua cái còn đặc, chưa tan hết hẳn, dùng rây cho sữa chua cái thật mịn. Nếu thích ăn chua nhiều bạn có thể dùng 2 hộp sữa chua cái, còn không bạn dùng 1 hộp sữa chua cái là được.
Nếu thích ăn chua nhiều bạn có thể dùng 2 hộp sữa chua cái, còn không bạn dùng 1 hộp sữa chua cái là được (Ảnh: Internet)
Đun một nồi nước to để làm nồi ủ sữa chua. Bạn nên lựa nồi hơi dày để giữ được nhiệt được lâu. Đun nồi nước đến lúc nào bạn nhìn xuống phía dưới đáy nồi thấy sôi hơi lăn tăn tầm khoảng 80ºC là bạn tắt bếp. Nếu đun nước sôi thì bạn phải đợi nước nguội bớt, nước quá nóng khi ủ sẽ làm sữa chua bị kết tủa. Dùng thìa lớn múc sữa chua vào cốc, nếu không có cốc thủy tinh bạn có thể dùng cốc nhựa để làm sữa chua.
Nếu không có cốc thủy tinh bạn có thể dùng cốc nhựa để làm sữa chua (Ảnh: Internet)
Để từng lọ thủy tinh vào nồi nước nóng đã đun, đậy nắp lọ thủy tinh lại. Nước ủ không nên ngập mặt lọ, chỉ tới 2/3 cổ lọ là được, nếu ngập mặt sẽ làm nước tràn vào lọ, sữa không đông lại được.
Phía bên trên nồi đậy một cái khăn rồi đậy kín nắp để nơi thoáng qua đêm hoặc từ 8 đến 10 tiếng đồng hồ là có thể dùng được. Nếu thời tiết quá lạnh bạn ủ lần thứ nhất tầm 4 tiếng sau rồi đặt nồi ủ lại lên bếp, bật bếp lên đun nồi ủ tầm từ 3 - 4 phút để nồi nóng lại thêm một lần nữa, tắt bếp; ủ tiếp từ 4 - 5 tiếng hoặc ủ qua đêm. Cách ủ 2 lần như vậy sẽ làm sữa chua mau đặc lại. Nếu thời tiết nắng nóng thì không cần ủ 2 lần, vì thời tiết nóng sữa chua rất mau đặc và chua.
Hôm sau lấy sữa chua ra cất vào tủ lạnh, sữa chua đặc lại và rất ngon.
(Nguồn: Tổng hợp)
sữa chua, cách làm sữa chua