Đời sống

Tết buồn của một người con có bố nát rượu: đánh đập mẹ, đập phá đồ đạc trong nhà

"Hôm nay mới mồng 4 Tết mà bố em say rượu vừa đánh mẹ em xong, phá hết cả đồ đạc trong nhà. Em muốn cản nhưng bố đánh luôn cả em".

Nếu như dịp Tết, chị em phụ nữ, nhất là các bà, các mẹ phải lao vào công cuộc bày soạn, chuẩn bị mâm cỗ cúng kiếng các kiểu, đến gần như chẳng có thời gian nghỉ ngơi cho riêng mình. Thì trái lại, đại đa số đàn ông lại lao vào các cuộc ăn chơi vui thú trên bàn nhậu, với anh em chiến hữu, bạn bè gần xa. Bởi một lý do duy nhất là "Tết mà".

Thế nhưng, xoay quanh những chuyện rượu chè ngày Tết này, đã có không ít chuyện không vui đã xảy ra khiến nhiều gia đình rơi vào bi kịch. Hoàn toàn trái ngược với ý nghĩa thiêng liêng của ngày Tết là sum vầy, là vui vẻ, là hạnh phúc. Từ những trận cãi nhau chí chóe, ầm ầm cả xóm làng, cho đến những trận đập phá nát tan nhà cửa… đẩy không khí gia đình trở nên căng thẳng và buồn bã hơn bao giờ hết. Y hệt như câu chuyện của cô nàng dưới đây, kể về người bố nát rượu của mình.

Tết buồn của một người con có bố nát rượu: đánh đập mẹ, bắt hai con quỳ gối, đập phá đồ đạt trong nhà - Ảnh 1.

(Ảnh: Facebook)

Câu chuyện vừa được đăng đàn trong một hội nhóm phụ nữ có rất đông thành viên với nội dung như sau:

"Nhà các chị ăn Tết thế nào? Có vui không? Nhà em năm nay bà nội ốm đã buồn, hôm nay lại càng buồn hơn. Em ghét rượu, ghét người uống nhiều rượu lắm các chị ạ, dùng từ ghét nếu như không muốn nói là căm thù. Hôm nay mới mồng 4 Tết mà bố em say rượu vừa đánh mẹ em với em xong, phá hết cả đồ đạc trong nhà. Cái nhà em bây giờ tan hoang không khác gì bãi rác, bây giờ bố em với anh trai vẫn đang cãi nhau dưới nhà, không biết rồi có choảng hết đồ đạc dưới phòng bếp và phòng ngủ tầng 1 nữa hay không, em muốn cản nhưng bố đánh luôn cả em.

Tết buồn của một người con có bố nát rượu: đánh đập mẹ, bắt hai con quỳ gối, đập phá đồ đạt trong nhà - Ảnh 2.

(Ảnh: Facebook)

Chuyện dài lắm nhưng em muốn giải bày với các chị để bớt ức chế, bố em đi xuất khẩu lao động năm em học lớp mẫu giáo lớn và đến năm em học đại học năm 2 mới về, mới về được 1 năm. Không biết bên đó bố em chơi bời rượu chè thế nào nhưng về Việt Nam uống nhiều rượu lắm, ngày nào cũng uống, ít thôi nhưng toàn say, đặc biệt là mấy ngày Tết thì đi nhà nào cũng cà kê mấy tiếng, tính tình thì thay đổi hoàn toàn so với ngày xưa, hay chửi bới đánh đập mẹ em (nhưng mẹ em toàn giấu anh trai và em)".

Ngoài ra, cô nàng trên cũng có kể thêm một tình tiết chẳng mấy hay ho như "bố bắt hai anh em quỳ gối", "dọa giết mẹ", "đòi phá nát nhà",… tóm lại là cũng đều do rượu chè say xỉn mà ra. Trong khi mẹ cô nàng là một người hiền lành, ăn ở phải phép được bà nội rất thương yêu. Vì vậy nhiều khi cô nàng hoàn toàn không hiểu, vì sao bố mình có thể ra tay đánh mẹ - người đầu ấp tay gối của mình, người cả đời lam lũ hy sinh vì gia đình, thậm chí là bỏ công ăn chuyện làm ở Hà Nội để chọn một công việc ở quê nhà, để gần gũi phụng dưỡng mẹ chồng già yếu bệnh tật.

Tết buồn của một người con có bố nát rượu: đánh đập mẹ, bắt hai con quỳ gối, đập phá đồ đạt trong nhà - Ảnh 3.

(Ảnh: Facebook)

Thế là câu chuyện này, vừa được đăng đàn chưa bao lâu đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng người dùng mạng. Nhất là những chị em phụ nữ đã, đang rơi vào hoàn cảnh tương tự. Người thì tỏ ra đồng cảm với cô nàng nhân vật chính, cũng có không ít người lên tiếng chỉ trích hành vi không đáng mặt làm "trụ cột trong gia đình" của ông bố trên. Một số khác thì chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm, thở dài bảo: "Chuyện muôn thuở ngày Tết".

Chị gái Phuong Nguyen Quynh buồn bã chia sẻ: "Người ta hay nói ‘nói với người say như vay không trả’. Sống với người nát rượu khổ lắm. Anh em nhà bạn phải thật quan tâm và bảo vệ mẹ bạn. Người say không kiểm soát được hành vi của mình và rất dễ cáu giận. Đầu năm không phải nói gở nhưng mà bố bạn mới về có 1 năm đã thế, ở lâu dài thì không biết chuyện tồi tệ nào sẽ xảy ra nữa. Cứ để phòng vẫn hơn. Mẹ bạn đã quá khổ rồi".

Cô nàng Sally Trần cũng chua chát nói: "Đưa mẹ đi đi bạn à. Đừng vì lý do gì mà trì hoãn kẻo ân hận. Mẹ mình cũng vì chung sống với kẻ nát rượu lại tính vũ phu nên mới mắc bệnh mất sớm. Cả cuộc đời mình chắc có lẽ không bao giờ thôi ân hận vì không đưa mẹ thoát khỏi sớm hơn".

Tết buồn của một người con có bố nát rượu: đánh đập mẹ, bắt hai con quỳ gối, đập phá đồ đạt trong nhà - Ảnh 4.

(Ảnh minh họa)

Bạn nữ Thanh Thanh nghẹn ngào chia sẻ về hoàn cảnh tương tự của mình: "Bố mình cũng vậy, cũng vì bố mà mình đi lấy chồng sớm để thoát khỏi cái cảnh ấy mà đâu có thoát được đâu. Ở xa nghe mẹ bị đánh mà xót hết ruột gan. Mới hôm nay mẹ lại bị đánh nữa, sưng hết mặt mũi lên nhìn thấy mà không dám nói thẳng với ông ấy là "tại sao bố ác quá". Cứ sợ lại đánh mẹ nặng hơn. Thương mẹ lắm mà thực sự không biết làm thế nào bảo li hôn cái là ông ấy đòi giết mẹ ngay".

Vậy đó, qua những lời chia sẻ của cộng đồng "500 chị em" mới thấy: chuyện này hoàn toàn không riêng gì của một số gia đình mà nó đích thực chính là một tệ nạn xã hội. Tệ nạn này nghiễm nhiên đang phá hoại từng gia đình một, hay sâu xa hơn là "giết chết" ý nghĩa của ngày Tết sum vầy, đầm ấm.

Cũng không biết nói gì hơn, bởi có nói cũng đâu thay đổi được gì. Người yêu thương trong chính gia đình, đồng thời là nhân vật trong chính những câu chuyện bi kịch như trên, đã nói, thậm chí là nói với người cha, người chú nát rượu của họ rất nhiều lần mà họ có nghe để thay đổi đâu. Vậy nên không lý gì vài câu chữ của một người ngoài có thể khiến họ thay đổi, đúng không?

Tết buồn của một người con có bố nát rượu: đánh đập mẹ, bắt hai con quỳ gối, đập phá đồ đạt trong nhà - Ảnh 5.

(Ảnh minh họa)

Chỉ hy vọng, bằng cái tình, cái tâm nằm sâu đâu đó trong lòng ngực của các ông, các anh, một lúc nào đó sẽ nhận ra chuyện mình đã làm với vợ con là chuyện không đẹp chút nào. Không bao giờ xứng đáng là một trụ cột vững chắc để cho vợ con tựa vào những lúc khó khăn vất vả. Các ông các anh có nhớ không những năm trước khi các ông các anh tỉnh táo, ngồi ăn bữa cơm đầu năm cùng gia đình, quây quần bên nhau đi chúc Tết, kể chuyện xưa chuyện cũ ngày vợ chồng quen nhau, ngày đón đứa con đầu lòng, ngày hạnh phúc rước thêm đứa bé thứ hai... Những cái Tết đó mới đẹp làm sao.

Vậy mà vì lý do gì, để các ông lao đầu vào rượu chè như ngày hôm nay rồi mạnh tay đánh vào gương mặt xinh như hoa của vợ - người ngày trước mà các ông từng theo đuổi, từng cầu hôn, từng mang lễ vật sang nhà bố mẹ vợ để rước nàng về dinh. Những khi đó, vợ chồng nương tựa yêu thương nhau mà sống, các ông cũng không bao giờ nói nặng vợ mình dù chỉ là một câu, nhưng đến hôm nay, có phải cơn say khiến các ông không thèm kiên nể, để buông ra những lời xót xa tận cõi lòng hay không?

Tết buồn của một người con có bố nát rượu: đánh đập mẹ, bắt hai con quỳ gối, đập phá đồ đạt trong nhà - Ảnh 6.

(Ảnh minh họa)

Vợ có thể không còn xinh, không còn trẻ, nhưng cái tình họ dành cho các ông vẫn vẹn nguyên son sắt cơ mà. Tảo tần hy sinh bao năm vẫn còn chưa đủ để được các ông ngày càng nâng niu trân quý hay sao? Còn các con, chúng cũng có lỗi gì đâu nên đừng để chúng xót thương mẹ mà căm thù cha chỉ vì rượu nữa, đừng để chúng buồn bã nghĩ "chắc mình sinh lầm nhà để bây giờ làm con của một người cha lầm lỗi, một người mẹ cả ngày chỉ biết câm nín hứng chịu đòn roi".

Uống rượu chẳng ai cấm, say xỉn cũng chẳng ai ngăn, vì đúng là "Tết mà". Nhưng nếu uống xong các ông, các anh đi ngủ sẽ không ai nói gì, vợ con thay phiên phụ dọn dẹp tàn cuộc của bố mình cũng không ai nói gì. Còn nếu uống xong say xỉn còn thượng tay hạ chân, luôn miệng mắng mỏ thì đó đúng là bi kịch đấy các ông ạ. Tết ai cũng xứng đáng được nghỉ ngơi và vui vẻ, các ông mà như thế thì đúng là chẳng công bằng tí nào đâu. À mà đòi công bằng với một người say thì chi bằng mong Tết đừng đến thì hơn, chị em nhỉ?

aFamily

đánh đập mẹ, đập phá đồ, chị em phụ nữ, chuyện rượu chè, thời gian nghỉ ngơi, đi xuất khẩu lao động, xuất khẩu lao động, hai anh em, lấy chồng sớm, tệ


      © 2021 FAP
        4,250,466       127