5 năm vừa học vừa làm kiếm tiền phụ giúp gia đình, nhưng đến khi công việc ổn định thì nhận ra mình không còn trẻ, cô gái quyết định đăng tin tuyển chồng nhưng lương không được ít hơn 30 triệu đồng.
Chắc là thời buổi hiện đại nên có một số chị em không ngại bày tỏ quan điểm, ước muốn và nhu cầu của bản thân trong việc đi tìm một nửa còn lại của cuộc đời mình. Chuyện này thì ai nấy đều đã quen và chấp nhận. Tuy nhiên, cũng có một số chị em lại bị đánh giá là quá thực dụng khi đăng tuyển chồng trên mạng xã hội mà lại đề cập thẳng tới số lương hàng tháng bắt buộc của đối phương phải lên đến 10 triệu, 20 triệu, thậm chí là con số 30 triệu như chị gái trong câu chuyện dưới đây.
Chân dung cô gái cũng nội dung tuyển chồng lương 30 triệu gây tranh cãi. (Ảnh: Facebook)
Chuyện là có một cô gái, sau những tháng ngày học tập và bươn chải kiếm sống, chẳng màng yêu đương, ngoảnh lại thì giật mình nhận thấy là mình không còn trẻ, không còn nhiều thời gian để lập gia đình, sinh con bèn đăng đàn lên mạng xã hội để tìm một người đàn ông ưng ý, mà tiêu chí quan trọng là ít nhất lương hàng tháng kiếm được phải rơi vào con số 30 triệu trở lên.
Nội dung tuyển chồng của chị gái 33 tuổi quê Thanh Hóa này như sau:
"Hiện mình đang sống và làm việc tại Hà Nội. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên mình đã bỏ lỡ nhiều cơ hội tốt để lao vào con đường vừa học hành vừa kiếm tiền suốt 5 năm học đại học.
Rồi 5 năm du học, vừa học vừa kiếm tiền phụ giúp gia đình. Khi hoàn thành xong việc học quay ra đi làm, ổn định công việc cũng thấy cuộc sống thoải mái hơn chút nhưng nhìn lại cảm thấy mình cũng chẳng có gì.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, đây quả là một cô gái có nghị lực sống. (Ảnh: Facebook)
Bạn bè ai nấy hạnh phúc đủ đầy, con cái đông vui, rộn ràng tiếng cười còn mình vẫn thui thủi một mình. Nghĩ lại thấy tủi thân thật. Có tuổi rồi nên chẳng còn cơ hội làm quen ai được nữa. Cơ quan thì toàn trẻ trâu. Người bằng tuổi mình hoặc hơn mình thì họ có gia đình hết.
Mình muốn tìm một người đàn ông tốt, sống có trách nhiệm, biết quý trọng những gì mình đang và đã có. Bên cạnh đó, có công ăn việc làm ổn định, thu nhập ít nhất 30 triệu/tháng. Và quan trọng nhất là phải làm cho mình có thể yêu được bạn, có tình cảm với bạn".
Quả thật, đúng là cô gái này rất có nghị lực, khi biết gia cảnh khó khăn nên đã lao vào học hành kiếm tiền phụ giúp gia đình. Thậm chí còn đi du học, và 5 năm làm du học sinh cũng là quãng thời gian dài khiến cô gái phải hao tâm hao sức vừa học, vừa làm. Đến khi công việc yên ổn, thì tuổi tác của chị cũng vừa "băm ba nhát". Điều này càng thúc đẩy cô gái ấy phải gấp rút tìm một người để cùng về chung một nhà.
Phải chi cô đừng đề cập tới những con số, thì có lẽ mọi chuyện không bị đẩy đi xa đến mức này. (Ảnh: Facebook)
Tuy nhiên, phải chi cô gái chỉ dừng ở cái việc tìm một người đàn ông yêu thương mình thì tốt biết mấy. Hà cớ chi phải đề cập tới những con số, mà lại là những con số to khiến bản thân được đánh giá rất cao ở trên thì ngay lập tức bị hạ thấp ở dưới, bởi con số 30 triệu đồng.
Cũng chính vì thế, nên ngay sau khi đăng tải ít lâu, câu chuyện tuyển chồng lương 30 triệu đồng của cô nàng thu hút rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng người dùng mạng xã hội. Nhưng những con số luôn nằm trong danh sách những thứ rất nhạy cảm và chúng đôi khi cũng là thước đó đánh giá con người. Ước muốn có chồng lương 30 triệu của cô nàng đã chạm vào ác cảm về những cô gái thực dụng của một số người, khiến bài viết vô tình trở thành nơi ném đá của "500 anh chị em".
Những dòng bình luận chỉ trích của cư dân mạng. (Ảnh: Facebook)
"Đoạn đầu nghe xuôi. Đoạn kết đắng quá. Tưởng bình dị ai ngờ quá thực dụng. Đàn bà xã hội này đều như vậy sao? Nếu may mắn gặp được người có mức lương như vậy liệu bạn có được sống tốt, hạnh phúc, hay chịu chấp nhận hàng ngày bị chồng sỉ vả, đánh đập. Bạn học nhiều chữ quá nên lú mất rồi. Xin chia buồn vì chắc có lẽ bạn đang phải ế dài dài" – Anh chàng có tên G.C bình luận.
Một bạn nữ khác có tên K.K thì cho rằng: "Già mà dở là có thật nhỉ? Đúng là thời buổi đồng tiền đi trước cả tình cảm đôi lứa, tình cảm gia đình. Nhiều người còn mù mờ cho rằng tiền mua được hạnh phúc mới đau cơ chứ. 30 triệu chị tin rằng chị sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật à, chị cần 30 triệu trước khi cần anh chàng nào đó làm cho chị yêu thật à?".
Ngoài con số lương 30 triệu được cho là quá đòi hỏi, tuổi tác đã thuộc hạng "quá lứa lỡ thì" và nhan sắc không mấy xuất sắc của chị cũng bị đem ra chế giễu. Nhiều người cho rằng, tự tin đến mấy cũng cần nhìn lại mình, biết mình biết ta mới mong thành công. Ở điều kiện hiện tại, có lẽ chị chỉ mong tìm được một người cùng độ tuổi, có công ăn việc làm ổn định và chưa kết hôn xem ra đã khó rồi.
Tuy nhiên, ngược với những lời chỉ trích sâu cay trên, cũng có một số người cho rằng cô gái trên là một người thẳng thắng và có tố chất của một người phụ nữ hiện đại khi biết mình muốn gì, cần gì, có cả tiêu chí hẳn hoi.
Đừng nghĩ tiền có thể mua được hạnh phúc các cô gái ạ. (Ảnh minh họa)
"Tớ thích sự thẳng thắn, thô nhưng thật của bạn. Nhưng theo tớ thì cái gì cũng có giá trị của nó. Chỉ cần mình lấy được người yêu thật lòng, có chí hướng là ok. Sống thiếu thốn một chút cũng chẳng sao. Thà được cười trong thiếu thốn còn hơn tủi hờn trong hưởng thụ" - người dùng mạng có tên T.P bình luận.
Không xinh, không trẻ thì không được quyền yêu cầu người bạn đời của mình như nào à, cô ấy chắc hẳn có thu nhập tốt nên mới muốn tìm người tương đương. Đàn ông tuổi 30 lương 30 triệu không nhiều nhưng có phải là không có đâu nhỉ? Nhiều người đã bênh vực như thế.
Cuối cùng, câu chuyện vẫn chưa đi đến hồi kết và đá vẫn tiếp tục được ném không ngơi tay. Không biết trong số những người bình luận đó, cô gái có tìm thấy một người đàn ông sẵn sàng dang tay bảo vệ mình và hội tụ đủ tiêu chí mình đề ra hay không. Nhưng thôi hy vọng đây sẽ là một bài học cho những ai có ý định đăng đàng lên mạng xã hội để tuyển chồng/vợ, hãy luôn cẩn trọng và nếu được xin đừng đề cập tới những con số, thời nào cũng vậy chúng luôn là thứ rất nhạy cảm đấy nhé!
dân mạng ném đá, mạng xã hội, Hoàn cảnh gia đình khó khăn, nghị lực sống, gia cảnh khó khăn, đi du học, người dùng mạng xã hội, du học sinh, Cư dân mạ