Đời sống

Đầu năm đi chùa lễ Phật nhớ đừng phạm phải những sai lầm này để năm mới bình an

Không chỉ mang tấm lòng thành kính đến chùa là đủ, khi đến nơi tôn nghiêm này, bạn nên nhớ phải tuân thủ những nguyên tắc sau, nếu không thì coi chừng gặp rắc rối ngay ngày đầu năm nhé.

Giao thừa, sáng mùng 1 Tết đi chùa lễ Phật đã là nét văn hóa đẹp của nước Việt Nam ta từ bao đời. Nó trở thành thói quen không thể thiếu của nhiều người dân mỗi khi xuân về Tết đến. Khi để lễ Phật, với tấm lòng thành kính, nhiều người không chỉ cầu mong sự an yên, ấm no để cho mình và gia đình mà còn cầu cho tất cả mọi người sẽ được cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Chính vì lý do đó, mỗi năm cứ sao giao thừa, nhiều gia đình lại rủ nhau đi chùa lễ Phật, như một truyền thống không thể thiếu.

Tuy nhiên, không chỉ mang tấm lòng thành kính đến chùa là đủ, khi đến nơi tôn nghiêm này, bạn nên nhớ phải tuân thủ những nguyên tắc sau, nếu không thì coi chừng gặp rắc rối ngay ngày đầu năm nhé.

Trang phục

Đã từ lâu, trang phục khi đến chùa luôn là một trong những đề tài được bàn tán nhiều trên các phương tiện truyền thông. Rất nhiều lần, không biết vì vô tình hay cố ý mà nhiều người đến nơi tôn nghiêm lại ăn bận hệt như đi dự tiệc. Hở trên thiếu dưới, vải mỏng tang… Thế nên, để tránh bị nhắc nhở hay mời ra khỏi nơi tôn nghiêm vào ngay ngày đầu năm, bạn nên lưu ý mặc trang phục lịch sự, kín đáo, tránh mặc áo sát nách, áo dây, áo may ô, quần short, váy ngắn…

Đầu năm đi chùa lễ Phật nhớ đừng phạm phải những sai lầm này, không thì đừng hỏi sao mình xui - Ảnh 1.

Đừng chọn chiếc áo dài mỏng quá vì dễ gây phản cảm. (Ảnh: Internet)

Ngày nay, nhiều bạn nữ chọn chiếc áo dài để mặc mỗi khi đi chùa vào ngày đầu năm. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng đừng chọn chiếc áo dài mỏng quá cũng dễ gây phản cảm.

Cách hành xử

Khi đến nơi này, bạn không nên nói lớn tiếng, đùa giỡn, hút thuốc mà chỉ nên đi nhẹ, nói khẽ, tránh làm phiền đến người khác. Bạn cũng phải có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi.

Nhiều người có thói quen đặt lên hương án chính điện những tờ tiền thật nhưng việc này bị lên án khá nhiều. Thế nên, nếu muốn, bạn nên đặt tiền thật vào trong hòm công đức bằng tất cả tấm lòng của mình.

Đầu năm đi chùa lễ Phật nhớ đừng phạm phải những sai lầm này, không thì đừng hỏi sao mình xui - Ảnh 2.

Nếu muốn, bạn nên đặt tiền thật vào trong hòm công đức bằng tất cả tấm lòng của mình. (Ảnh: Internet)

Nếu dẫn trẻ con theo, bạn phải đảm bảo được con không chạy tán loạn, nghịch phá ở khu vực tam bảo, phá đồ cúng tế.

Khi vào trong Phật đường, bạn không nên đứng ngay chính giữa mà nên đứng chếch sang một bên để hành lễ.

Thắp hương, dâng lễ

Theo các thầy trụ trị ở chùa, mỗi khi đến chùa lễ Phật, mỗi người chỉ nên thắp 1 cây hương mà thôi, đừng đốt nhiều gây khói mù mịt. Thậm chí có nhiều nơi còn yêu cầu không thắp hương trong chùa tránh tình trạng khói quá nhiều, không được đốt vàng mã, tiền âm phủ trong chùa, chỉ thắp hương tại những am thờ, đỉnh hương đặt ở sân chùa.

Đầu năm đi chùa lễ Phật nhớ đừng phạm phải những sai lầm này, không thì đừng hỏi sao mình xui - Ảnh 3.

Mỗi người chỉ nên thắp 1 cây hương mà thôi, đừng đốt nhiều gây khói mù mịt. (Ảnh: Internet)

Bạn nên sắm các lễ chay khi đến chùa, không nên đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện - nơi thờ tự chính của chùa. Việc sắm lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nến trong chùa có thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu và chỉ dâng, đặt tại khu vực thờ những vị này mà thôi.

Ra, vào chùa

Theo văn hóa từ xa xưa, khi vào chùa, bạn nên vào ở bên phải (cửa Giả quan) và đi ra ở bên trái (cửa Không quan), không nên vào bằng cửa chính bởi theo truyền thuyết, đây là nơi ra vào của đức Phật, Ngọc đế, Quân vương. Tuyệt đối không đi giày, dép vào trong Phật đường, tam bảo, không hút thuốc, đi lại, nói chuyện ồn ào ở nơi này.

Theo thầy Thích Nguyên Hối - quản gia chùa Thanh Hà, Thanh Hóa, không phải mâm cao cỗ đầy mới thể hiện được tấm lòng với Phật mà là không nên sắm sửa lễ vật quá đắt tiền, gây lãng phí, thầy nhấn mạnh "quan trọng là cái tâm của mình phải trong sáng, sống hướng thiện".

(Nguồn: Tổng hợp)

aFamily

đi chùa, Tết âm lịch, văn hóa ứng xử


      © 2021 FAP
        3,899,755       96