Bữa cơm ngày tất niên có thể nói quan trọng chẳng kém ngày mùng 1 Tết sum họp, chúc Tết đâu.
(Ảnh: Internet)
Theo truyền thống, 30 Tết sẽ là ngày cả gia đình sum họp, quây quần bên nhau, cùng nhau chia sẻ về chuyện năm cũ, cũng như mong những điều may mắn sẽ đến trong năm mới. Ngoài ra, đây cũng là ngày con cháu sẽ cùng dâng mâm cơm lên ông bà, tổ tiên để bày tỏ lòng biết ơn. Do đó, đây là ngày có thể nói là quan trọng chẳng kém gì ngày mồng 1 Tết đối với những con người Việt Nam.
Thông thường, mâm cơm cúng ngày tất niên sẽ diễn ra vào thời điểm chiều tối. Lý do là bởi đây là thời điểm nhà cửa đã dọn dẹp xong, sạch sẽ, trang hoàng đẹp đẽ đón Tết và cũng là lúc những người đi xa kịp trở về với gia đình để đoàn tụ, kịp "trình diện" với ông bà tổ tiên. Mâm cơm đủ đầy các thành viên trong gia đình nhờ thế mà ấm áp và sum vầy hơn.
Khi dâng cơm lên ông bà, tổ tiên, bạn nên lưu ý phải ăn mặc thật gọn gàng, tươm tất, sạch sẽ để tỏ lòng thành kính, tôn trọng ông bà, tổ tiên. Tránh mặc trang phục xuề xòa, đồ bộ để lúc dâng cỗ, thắp hương và cầu khấn. Trong lúc cúng tổ tiên, dâng cơm lên ông bà, tránh cười đùa, giỡn hớt, nói bậy, ăn nói lớn tiếng vì điều đó tựa như một sự bất kính với ông bà.
Vì là mâm cơm chiều cuối năm, khoảnh khắc cả gia đình đoàn viên, cùng chiêm nghiệm năm cũ, mong muốn những điều tốt lành đến trong năm mới, mỗi người nên chú ý lời ăn tiếng nói và tạo không khí vui vẻ, đầm ấm cho bữa cơm, tránh gây gỗ, tranh cãi, xích mích. Dù không nói ra nhưng chắc chắn trong lòng mỗi người lúc ấy sẽ có cảm giác nao nao chờ năm mới, một chút an yên khi được quây quần bên gia đình. Đó cũng là cách để bạn mang đến một năm mới bình an, suôn sẻ cho gia đình.
Chúc bạn và gia đình một năm mới ấm áp, đoàn viên. (Ảnh: Internet)
(Nguồn: Tổng hợp)
tất niên, cúng tất niên, Bữa cơm tất niên