Đời sống

Ngày 23 tháng Chạp của một gia đình Hà Nội 3 thế hệ lâu đời nơi phố cổ

Bao nhiêu năm trôi qua, con cháu lớn cả, nhưng đi đâu thì 23 tháng Chạp đều nhớ quay về nhà, sum họp bên ông bà mẹ cha.

Phố Hai Bà Trưng, Hà Nội sáng sớm. Trời âm u mịt mùng hơi sương, những hàng cây im lìm, bên cạnh hàng người xe lặng lẽ trôi đi trong cái rét ngọt mang hương Tết đến khắp muôn nhà. Trong khi các con còn đang say ngủ trong chăn ấm, cô Nguyễn Hải Hồng (số nhà 20 phố Hai Bà Trưng) đã mặc quần áo ấm, chuẩn bị đồ đạc tiền nong để đi chợ sớm.

Hôm nay đã là 23 tháng Chạp, ngày ông Táo lên chầu trời. Có lẽ không cần phải nói nhiều về ngày này, nguồn gốc cũng như các phong tục cúng lễ đối với người Việt Nam thì ai cũng biết, từ trẻ em đến cụ già đều có thể kể lại vài điều thú vị bởi nét văn hóa truyền thống ngày ông Công ông Táo đã lưu truyền qua các thế hệ từ lâu lắm rồi.

Ngày 23 tháng Chạp của một gia đình Hà Nội 3 thế hệ lâu đời nơi phố cổ - Ảnh 1.

Quan trọng nhất trong mâm cỗ cúng truyền thống là gà luộc, nên cô Hồng chọn mua gà đầu tiên

Ngày 23 tháng Chạp của một gia đình Hà Nội 3 thế hệ lâu đời nơi phố cổ - Ảnh 2.

Với kinh nghiệm làm dâu đi chợ Tết đã hơn 20 năm, cô có bí kíp riêng của một bà nội trợ đảm đang để chọn được con gà trống đủ tiêu chuẩn, làm sẵn thật sạch sẽ

Ngày 23 tháng Chạp của một gia đình Hà Nội 3 thế hệ lâu đời nơi phố cổ - Ảnh 3.

Cô đi một vòng nhiều chợ lớn quanh Hà Nội, như Thanh Hà, Long Biên... và chọn mua hàng mã ở chợ Đồng Xuân

Ngày 23 tháng Chạp của một gia đình Hà Nội 3 thế hệ lâu đời nơi phố cổ - Ảnh 4.

Hoa giả cắm ban thờ cũng được cô lựa chọn cẩn thận

Ngày 23 tháng Chạp của một gia đình Hà Nội 3 thế hệ lâu đời nơi phố cổ - Ảnh 5.

Mấy năm nay, cô Hồng chuộng mua phật thủ, vì để được lâu và có ý nghĩa

Ngày 23 tháng Chạp của một gia đình Hà Nội 3 thế hệ lâu đời nơi phố cổ - Ảnh 6.

Đi chợ giáp Tết thế này, mới thấy không khí Tết thật gần gũi, nôn nao

Ngày 23 tháng Chạp của một gia đình Hà Nội 3 thế hệ lâu đời nơi phố cổ - Ảnh 7.

Cuối cùng là chọn mua hoa tươi để thắp hương cúng ông Táo

Ngày 23 tháng Chạp của một gia đình Hà Nội 3 thế hệ lâu đời nơi phố cổ - Ảnh 8.

Và tất nhiên không thể thiếu 3 chú cá vàng để 3 ông Táo "cưỡi" lên chầu trời

Về làm dâu ở con ngõ nhỏ cổ kính đã hơn 20 năm, cô Hải Hồng cũng có thâm niên đi chợ sắm Tết, cúng lễ ngần ấy số lượt. Năm nào cô cũng đi chợ 2 buổi, 1 buổi sắm đồ làm cơm cúng, vàng mã sớm từ ngày 22, sang ngày 23 cô mua hoa và về nhà nấu cỗ sáng. Một mình cô làm hết các món, có chồng con phụ giúp, tươm tất đầy đủ các món quan trọng trong mâm cỗ truyền thống của người Việt. Bà mẹ khéo tay chia sẻ: "Gia đình cô cũng khá đông người, có ông bà, vợ chồng cô, 3 người con, gia đình em chồng ở bên cạnh, và một cửa hàng kinh doanh ngay ngoài mặt phố, nên 23 nào cũng làm 3 mâm, thắp hương 3 lần, 2 mâm trong nhà và 1 mâm ngoài tiệm. Sau đó thì cả nhà cùng sum họp ăn bữa đầu tiên đón tết sắp tới".

Ngày 23 tháng Chạp của một gia đình Hà Nội 3 thế hệ lâu đời nơi phố cổ - Ảnh 9.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, các con và chồng cô Thúy cũng phụ giúp vợ nấu cỗ cúng

Ngày 23 tháng Chạp của một gia đình Hà Nội 3 thế hệ lâu đời nơi phố cổ - Ảnh 10.

Vì làm 3 mâm cúng theo truyền thống gia đình nên món nào cũng được chia ra 3 đĩa, 3 bát

Ngày 23 tháng Chạp của một gia đình Hà Nội 3 thế hệ lâu đời nơi phố cổ - Ảnh 11.

Các món ăn được bày biện, trang trí rất cẩn thận, tuy đơn giản nhưng đẹp mắt

Ngày 23 tháng Chạp của một gia đình Hà Nội 3 thế hệ lâu đời nơi phố cổ - Ảnh 12.

Mâm cỗ hoàn chỉnh được xếp sẵn, với 6 món chính: xôi gấc, gà luộc, chả nem, thịt bò xào, cá rán, canh bóng

Ngày 23 tháng Chạp của một gia đình Hà Nội 3 thế hệ lâu đời nơi phố cổ - Ảnh 13.

Hiếu (25 tuổi), con trai cô Hồng tất bật phụ giúp mẹ sắp mâm cúng, chuẩn bị thắp hương

Ngày 23 tháng Chạp của một gia đình Hà Nội 3 thế hệ lâu đời nơi phố cổ - Ảnh 14.

Chọn giờ lành, trước 11h trưa gia đình cô Hồng bắt đầu cúng niệm theo đúng phong tục tập quán

Ngày 23 tháng Chạp của một gia đình Hà Nội 3 thế hệ lâu đời nơi phố cổ - Ảnh 15.

Ban thờ tổ tiên của gia đình cô Hồng khá to đẹp, bày biện cầu kỳ dù nhà phố cổ chật chội nhưng con cháu vẫn dành hẳn một phòng lớn để thờ cúng

Ngày 23 tháng Chạp của một gia đình Hà Nội 3 thế hệ lâu đời nơi phố cổ - Ảnh 16.

Cá vàng tiễn ông Công ông Táo được đựng trong cái âu lớn

Ngày 23 tháng Chạp của một gia đình Hà Nội 3 thế hệ lâu đời nơi phố cổ - Ảnh 17.

Cúng xong, chồng cô Hồng, cũng là trưởng nam trong nhà đem vàng mã đi hóa

Cụ Hồng (78 tuổi, mẹ chồng cô Hải Hồng) tuy đã lớn tuổi nhưng còn rất minh mẫn. Cụ gốc ở Hà Tây cũ, nhưng chuyển ra khu phố cổ này sống đã gần 60 năm rồi. Giờ cả gia đình 3 thế hệ quây quần bên nhau cuối con ngõ số 20, cứ Tết về là rộn ràng tất bật, khởi đầu là ngày cúng ông Công ông Táo, rồi những ngày giáp Tết sau đó cũng rất vui. Bà già yếu, không với bàn thờ trên cao được, nên cháu đích tôn của bà - con trai cô Hồng túc trực bên cạnh giúp bà sắp lễ thắp hương. Bà cười hiền hậu, nhìn cháu nội khom lưng vái trước bàn thờ tổ tiên: "Mấy chục năm rồi, mâm cỗ ngày 23 tháng Chạp vẫn thế con ơi".

Ngày 23 tháng Chạp của một gia đình Hà Nội 3 thế hệ lâu đời nơi phố cổ - Ảnh 18.

Cụ Hồng tuy đã gần 80 nhưng vẫn minh mẫn

Ngày 23 tháng Chạp của một gia đình Hà Nội 3 thế hệ lâu đời nơi phố cổ - Ảnh 19.

Nhà cụ có 2 ban thờ nên con cháu cúng xong 1 mâm là cụ tự mình khấn vái gia tiên mâm còn lại

Ngày 23 tháng Chạp của một gia đình Hà Nội 3 thế hệ lâu đời nơi phố cổ - Ảnh 20.

Xong xuôi đâu đấy, cháu nội cụ Hồng mang cá đi thả ngoài hồ Gươm, rồi trở về ăn cơm với gia đình

Những ngày gần đây, nghe người ta tranh cãi nhau ầm ĩ, chê bai, chỉ trích nhau quanh mỗi chuyện bỏ Tết hay gộp Tết cổ truyền. Cho dù vì lý do gì, dù cuộc sống có đổi thay hiện đại đến đâu, vẫn không thể phủ nhận rằng Tết đến xuân về luôn là một nét văn hóa thiêng liêng vô cùng, luôn là dịp khiến mọi người con mang dòng máu Việt đều xúc động nôn nao khi nghĩ tới. Nên cái gì thuộc về truyền thống, mang lại bình yên, hạnh phúc, đậm bản sắc dân tộc thì cứ để nguyên vẹn như vậy đi. Như gia đình cô Hồng vậy, bao nhiêu năm trôi qua, con cháu lớn cả, nhưng đi đâu thì 23 tháng Chạp đều nhớ quay về nhà, sum họp bên ông bà mẹ cha. Tuy rằng làm cỗ cúng hơi cầu kỳ, gia đình cô cũng có nề nếp riêng làm lễ hơi lâu, song chẳng ai phàn nàn hay có ý định lược bỏ thủ tục, bởi ai cũng yêu những giây phút cả nhà cùng nhau nấu nướng, cười nói rộn ràng, chia nhau mỗi người một việc, xong xuôi rồi lại bâng khuâng ngửi mùi hương trầm tỏa ra từ ban thờ. Chỉ có dịp Tết mới mang lại những cảm giác khó tả như vậy thôi.

Ngày 23 tháng Chạp của một gia đình Hà Nội 3 thế hệ lâu đời nơi phố cổ - Ảnh 21.

Ngày hôm nay ra phố, bắt gặp bao cụ già trẻ nhỏ đứng trước thềm nhà đốt vàng mã, sớ Táo quân, những người dân mang cá vàng đi thả xuống sông, hồ cho ông Táo chầu trời nữa. Khắp nơi rục rịch người xe qua lại, vội vã về nhà ăn cơm 23 tháng Chạp bên gia đình. Tết đến xuân về theo quy luật tự nhiên, lòng người cũng theo đó mà háo hức, ngày 23 trôi qua rồi giao thừa sẽ đến. Mong một cái Tết ấm no viên mãn đến mọi nhà...

aFamily

23 tháng Chạp, ngày ông Công ông Táo, cá chép vàng, Tết Nguyên đán 2017, gia đình Hà Nội, phong tục tập quán


      © 2021 FAP
        4,011,562       1,431