Thời ông bà, cha mẹ chúng ta cũng từng có loại xe một mình một đường nức tiếng. Đó chính là tàu điện, biểu tượng của Hà Nội vào thế kỷ 19, 20.
Tàu điện du nhập vào nước ta từ năm 1900 để đáp ứng nhu cầu chở khách và hàng hóa tăng cao cuối cuộc khai thác thuộc địa lần 1, và dần trở thành một trong những phương tiện giao thông được người dân Hà thành ưa chuộng.
Đặc biệt, vào những năm 70, 80, tàu điện trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống người dân thủ đô. Hình ảnh những toa xe len lỏi trên đường ray 6 tuyến chính với tiếng còi leng keng đặc trưng mãi in sâu trong tâm thức của những con người thời ấy.
Và nay, sau hàng chục năm vắng bóng, "hậu duệ" của tàu điện - Bus BRT lại xuất hiện trên đường phố và lãnh sướng trách nhiệm giống như các vị tiền bối, cũng là lúc để chúng ta nhớ về những hình ảnh xưa cũ.
Tàu điện chạy theo tuyến Yên Phụ, qua phố Cửa Nam.
Tàu điện giữa quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục cuối những năm 80.
Người dân tự động nhường đường cho tàu điện.
Những năm 80, xe đạp bắt đầu phổ biến hơn với người dân Hà Nội, song không vì thế mà xe điện mất đi chỗ đứng của nó.
Đu tàu và nhảy tàu điện – ký ức quen thuộc với không ít người thế hệ 7x, 8x.
Những chuyến "xe BRT thời cổ" đã phải dừng hoạt động vào năm 1991, song với nhiều người, đó vẫn là biểu tượng của Hà Nội một thời phù hoa nhưng thanh lịch, yên bình.
phương tiện giao thông, người dân Thủ đô, Đông Kinh Nghĩa Thục, người dân hà nội