Đống bát đũa ngổn ngang ấy đã chứng kiến bao màn bi hài kịch của các nàng dâu, nhất là dâu mới. Tuy nhiên cũng có người "lội ngược dòng", xem bảo là "thú vui" của phụ nữ, 5-7 mâm cỗ cũng không vấn đề gì.
Xoay quanh các vấn đề về rửa bát của chị em, nhiều người than thở là đó là công việc cực nhọc và "hành hạ" phụ nữ, nhất là khi đối mặt với mâm bát ngồn ngộn mấy chục người ăn thường là nàng dâu mới. Tuy nhiên cũng có người "lội ngược dòng", xem bảo là "thú vui" của phụ nữ, 5-7 mâm cỗ cũng không vấn đề gì.
Nói có sách mách có chứng, mới đây, trong hội nhóm chị em trên mạng xã hội, một cô gái đã đăng tải một bức ảnh với chén bát bẩn ngổn ngang kèm tiêu đề như sau:
"Đã kêu than thì như vầy mới cần kêu các mẹ nhé. Có ý kiến là bây giờ còn phải như thế này, mình chẳng phải cổ hủ nhưng thấy chị em hơi lười, 5-7 mâm bát cũng kêu nhiều. Mới về làm dâu bị dằn mặt các kiểu. Em thấy bình thường, mà rửa như thế này chị em túm tụm lại cũng vui đấy chứ. Rửa bát sướng hơn dọn, mà chỉ cần một cái chậu, một vòi nước mạnh là xong"
Bức ảnh bát đũa ngổn ngang mở đầu cho chủ đề bàn tán về việc rửa bát(Ảnh: facebook)
Hình ảnh trên thu hút được 1,4 ngàn lượt thích và hàng trăm bình luận trái chiều. Có những bình luận đồng ý với quan điểm trên cũng có người không đồng tình cho rằng phụ nữ không đáng bị bắt rửa một lúc nhiều bát như vậy. Nhưng suy cho cùng cũng tùy vào quan điểm của mỗi người.
"Rửa bát sướng hơn dọn, mà chỉ cần một cái chậu, một vòi nước mạnh là xong" (Ảnh: Facebook)
Như facebooker với nickname Luuninh Nguyen nói: "Chuẩn quá chị ơi. Nếu có thể chọn thì em chọn rửa bát. Chỉ cần cái ghế con con ngồi rửa cả ngày cũng được, còn hơn phải dọn, dọn mới hãi"
Một bạn khác với cái tên Giang Pham cũng chia sẻ: "Ơ giống mình thế, thật lòng mình không ngại rửa bát, 10 mâm ngồi một mình cũng ok, nhưng rất ngại nấu ăn, đặc biệt là nấu cho người lạ. Để chọn giữa nấu 1 mâm cổ và rửa 10 mâm bát thì mình chọn rửa"
Còn ý kiến của bạn tên Góa Phụ Đen thì khác: "Em thề là em ghét rửa bát cực, bị dị ứng với hóa chất nữa nên nhìn đống này chắc em chạy mất dép"
Và cũng có những người rất sung sướng không cần phải rửa "khổ, chắc mình là dâu lười, từ khi làm dâu đến giờ chưa phải rửa mâm cổ nào, chỉ rửa bát ăn hàng ngày thôi. Hồi yêu đương, đưa về ra mắt em cũng chả phải rửa cái bát nào hay nấu mâm cổ nào. Được cái nhà nội ngoại đều giống nhau ở khoản cổ bàn đều đi thuê, không làm. Vì các ông bố đều thương vợ" - bạn An Nguyễn cho hay.
Các bình luận trái chiều về chủ đề rửa bát của phụ nữ (Ảnh: facebook)
Phụ nữ Việt Nam ngay từ khi sinh ra là được mặc nhiên đặt trên cái lộ trình số phận chuẩn của phụ nữ Á đông như các bà, các mẹ và làm dâu là điều không thể tránh khỏi. Khi làm dâu chắc chắn phụ nữ sẽ phải làm nhiều việc của một người con, người vợ, một bà nội trợ và một bà mẹ chăm lo cho gia đình chồng và con cái.
Tuy nhiên phụ nữ có quyền nói lên tiếng nói của mình nếu thật sự bị lạm dụng về sức khỏe và thậm chí là bị bạo hành, nhưng cũng không nên "làm quá" cái nữ quyền đó lên để mà kêu than những việc vặt vãnh như nấu cơm và rửa bát, mấy chuyện đó mà còn than vãn thì hóa ra làm dâu, làm con là phải ở không mới vừa lòng các mẹ, các chị à?
Đôi khi phụ nữ nên học cách tận hưởng những thi vị từ việc làm nội trợ đi, hãy bỏ qua những chấp nhặt nhỏ bé (Ảnh: Internet)
Mà thật ra, xét cho cùng, chị em cũng đâu "ngán" mấy việc nhỏ này, chị em chỉ không muốn trải qua cảm giác bị "ăn hiếp" khi 1 mình đối mặt mà thôi. Thế nên, thay vì dành thời gian kêu than như vậy sao không học cách quán xuyến mọi thứ, ví dụ như cùng "hô hào" mọi người xúm vào giúp đỡ, hay thỏ thẻ tâm sự cùng anh xã để anh ấy cũng "xắn tay áo lên?
bình luận trái chiều, phụ nữ Việt Nam, gia đình chồng, lời than vãn, mạng xã hội