Trong lần thứ sáu tới Triều Tiên, nhiếp ảnh gia người Pháp Eric Lafforgue đã có cái nhìn đầy mới mẻ về quốc gia quen thuộc này thông qua quãng thời gian trò chuyện cùng một cô gái 20 tuổi.
Nhiếp ảnh gia Eric Lafforgue đã nhận được đặc quyền đi cùng và phỏng vấn cô Kim, 20 tuổi - một sinh viên với thành tích xuất sắc tại trường đại học ở thủ đô Bình Nhưỡng, Triều Tiên.
Thông qua quá trình gặp gỡ cô Kim, anh Lafforgue đã cho thấy một góc nhìn mới về cuộc sống của người dân tại đất nước tươi đẹp này.
Khi được đề nghị cười để chụp ảnh, cô Kim cho biết mình không thể làm như vậy.
Cô Kim chia sẻ mình có biết tới nam ca sĩ huyền thoại Michael Jackson, nhưng lại không hề biết Lady Gaga là ai.
Theo cô Kim, đa phần người dân Triều Tiên đều chẳng bao giờ yêu thích thứ âm nhạc phương Tây hiện đại mà chủ yếu chỉ nghe nhạc cổ điển của Mozart, Bach hay Beethoven.
Khi được hỏi về tiêu chuẩn cái đẹp của phụ nữ, cô Kim liền lập tức khẳng định: "Một người phụ nữ đẹp cần có đôi mắt to, mũi cao, miệng nhỏ và da trắng, đồng thời cũng không được quá gầy hay quá béo".
Ngoài ra, nữ sinh 20 tuổi còn cam đoan nếu dựa vào các tiêu chuẩn trên để đánh giá về nhan sắc con người thì phụ nữ Triều Tiên chính là những "đóa hoa" xinh đẹp hàng đầu của thế giới.
Mặc dù thấy những người dân nghèo khó đang ngồi xin tiền bên vệ đường, song cô Kim vẫn khẳng định xã hội Triều Tiên hoàn toàn rất công bằng.
Cô Kim thừa nhận người dân Triều Tiên không quá quan tâm tới vấn đề phong cách hay thời trang. Khi được giới thiệu về một số kiểu "mốt" phương Tây như nhuộm tóc hay mặc quần jean rách, cô Kim bỗng cảm thấy hết sức bất ngờ và không tin có ai lại đi làm như vậy.
Bên cạnh đó, cô cũng chẳng hề biết iPad là cái gì. Cô vô cùng ngỡ ngàng về những tính năng của nó khi được nhiếp ảnh gia Lafforgue cho dùng thử.
"Lúc tôi hỏi cô ấy liệu phụ nữ Triều Tiên có coi nhà lãnh đạo hiện tại ông Kim Jong-un là một người đẹp trai hay không, cô Kim đã từ chối trả lời và cho đó là một câu hỏi không thể tin được", anh Lafforgue kể lại.
Mặc dù nhìn thấy những người dân nghèo khó đang ngồi xin tiền bên vệ đường, song cô Kim vẫn khẳng định xã hội Triều Tiên hoàn toàn rất công bằng bằng.
Cô Kim không đồng ý việc gọi nhà lãnh đạo đầu tiên của Triều Tiên ông Kim il-Sung bằng tên thông thường mà phải dùng cả cụm từ "Lãnh tụ vĩ đại Kim il-Sung".
Cô Kim không đồng ý với việc gọi nhà lãnh đạo đầu tiên của Triều Tiên ông Kim il-Sung bằng tên thông thường mà phải dùng cả cụm từ "Lãnh tụ vĩ đại Kim il-Sung" để xưng hô.
"Tôi không thể chấp nhận khi một ai đó gọi thẳng tên thật của những nhà lãnh đạo hàng đầu như vậy. Họ đều rất tuyệt vời, và ông Kim Jong-un cũng không hề ngoại lệ. Vì vậy, hãy nói thêm cụm từ Lãnh tụ vĩ đại trước khi nhắc tới họ nếu bạn muốn được người Triều Tiên tôn trọng", cô Kim cho biết.
Dẫu bị chính quyền Triều Tiên kiểm soát chặt chẽ nhưng một số ảnh hưởng từ văn hóa phương Tây vẫn thâm nhập vào xã hội nước này - mà đa phần đều bị "Trung Quốc hóa" hoàn toàn.
Bằng chứng là khi nhìn thấy hình ảnh chuột Mickey Mouse trên trang phục của một em bé Triều Tiên, cô Kim đã nói đó là một sản phẩm sáng tạo của... Trung Quốc.
Cô Kim cho rằng chuột Mickey Mouse là một sản phẩm sáng tạo của... Trung Quốc.
Thời trang phương Tây có ảnh hưởng rất nhỏ tới xã hội Triều Tiên, và đa phần phụ nữ nước này đều mặc trang phục truyền thống trong khi nam giới thì mặc quân phục.
Trong mắt cô Kim, những quân nhân thường thấy trên đường đều là "một công dân bình thường phục vụ cho người dân Triều Tiên".
Cũng theo cô gái trẻ, bánh kẹp hamburger mới được lãnh tụ Kim Jong-il phát minh vào năm 2009, và người dân Triều Tiên luôn đeo găng bảo vệ khi ăn chúng để tránh bị bẩn tay.
Khi được hỏi vì sao rất ít phụ nữ tại thủ đô Bình Nhưỡng đi xe đạp, cô Kim cho biết việc đi xe đạp là không an toàn và sẽ khiến đôi chân trở nên không đẹp. Chỉ khi không còn cách di chuyển nào khác, phụ nữ Triều Tiên mới dùng xe đạp như một phương tiện bất đắc dĩ.
Trong mắt cô Kim, người đàn ông này là một công dân bình thường chuyên phục vụ cho người dân Triều Tiên.
Bên cạnh việc du lịch quanh thủ đô Bình Nhưỡng, cô Kim cũng đồng hành với nhiếp ảnh gia Lafforgue đi tới những vùng lân cận khác của Triều Tiên. Đây là lần đầu tiên cô sinh viên 20 tuổi rời khỏi quê hương mình.
Mặc dù có thành tích đứng đầu lớp học và có trình độ tiếng Anh rất tốt, song cô Kim gần như không biết gì về những thứ đang xảy ra bên ngoài đất nước.
Sau chuyến đi với nhiếp ảnh gia Lafforgue, cô Kim cho biết mình rất muốn được du lịch tới các quốc gia khác để mở rộng tầm mắt. Khi được hỏi muốn đến nước nào nhất, cô nhanh chóng trả lời là nước Anh.
Tuy nhiên, khi được hỏi vì sao không muốn tới đất Mỹ, cô Kim tỏ thái độ khó chịu vì bản thân vốn rất ghét người Mỹ.
"Tôi mới chỉ xem một bộ phim Mỹ duy nhất, đó là Gladiator. Tôi khá thích bộ phim này nhưng lại cảm thấy rất xấu hổ khi xem những cảnh thân mật trong phim. Bạn có biết không, thanh niên Triều Tiên rất e thẹn và thậm chí còn không dám nắm tay nhau mỗi khi đi ra đường", cô Kim cho biết.
Nữ sinh viên 20 tuổi còn đặc biệt yêu mến bộ phim là Sea of Blood (Biển máu), một bộ phim Triều Tiên nói về những tội ác mà quân đội Đế quốc Nhật Bản đã gây ra khi chiếm đóng nước này.
Những hình ảnh khác về đất nước Triều Tiên trong mắt nữ sinh 20 tuổi.
sinh viên, nữ sinh, Triều Tiên