Đời sống

Xót xa phận người phụ nữ mang tiếng "lấy chồng Tây" vẫn phải bươn chải nuôi chồng, chăm con thiểu năng

Bà kể rằng, cũng có khi bà khóc vì số phận đã đặt bà vào cuộc sống như hiện tại. Nhưng bà lại hay lo lắng, lo bệnh tình của chồng, lo đứa con trai và lo nhất là một ngày nào đó bà có mất đi thì hai cha con họ sẽ sống ra sao?

chongtay5
Nhiều năm qua, người dân sống trong hẻm 653 đường Lò Gốm (quận 6, TP.HCM) đã quá quen thuộc với hình ảnh này. Một người đàn ông gốc Tây cao lớn đi bên cạnh người phụ nữ nhỏ bé. Hai người dìu nhau đi bán vé số mưu sinh
chongtay15
Người phụ nữ tên Nguyễn Thị Bé (58 tuổi, quê Bến Tre), còn ông Tây cao lớn tên Nguyễn Trưng (68 tuổi). Hai người là vợ chồng. Ông Trưng mang trong người hai dòng máu Việt - Pháp, mẹ ông là người Việt còn cha ông là người Pháp. Sau khi chiến tranh ở Việt Nam kết thúc, cha ông trở về Pháp để lại hai mẹ con lẻ loi.
chongtay13
Hơn 20 năm trước, một biến cố lớn xảy ra khiến gia đình bà Nguyễn Thị Bé (1958) thất lạc nhau, một mình bà lặn lội từ Bến Tre lên Sài Gòn đi làm mướn tại chợ Phú Lâm (quận 6). Cơ duyên đã giúp bà Bé quen biết ông Trưng, lúc này đang đi quét rác trong chợ Phú Lâm. Ông Trưng hay giúp bà Bé nhiều việc. Được bà con trong chợ mai mối, họ nên duyên chồng vợ.
chongtay16
Hai con người đơn độc, không họ hàng thân thích đến với nhau để nương  tự vào nhau. Niềm vui đến với họ khi năm 1992, cậu con trai tên Nguyễn Phú Khải ra đời. Thế nhưng Khải (tên thường gọi là Long) trí tuệ lại không phát triển bình thường. Đã 24 tuổi nhưng trí tuệ Long vẫn như một cậu bé.
chongtay12
Ngay cả bản thân ông Trưng cũng khờ khạo, ai nói gì nghe nấy. lại không biết chữ. "Biết ông ấy bị vậy nhưng tôi vẫn lấy, đó là duyên số và chưa bao giờ hối tiếc về điều này", bà Bé cười. 
chongtay17
Chồng khờ, con dại, bao nhiêu gánh nặng dồn hết vào đôi bàn tay nhỏ bé người phụ nữ ấy. Bà không oán trách mà còn trách nhiệm hơn. Trước kia, hai vợ chồng bán khoai luộc, giờ chuyển sang bán vé số.
chongtay6
Hàng ngày bà Bé nhận khoảng 100 tờ vé số rồi cùng người bạn đời đi khắp các ngả đường kiếm sống. Bà luôn căn dăn ông Trưng chỉ bán vòng vòng trong xóm để tránh bị lạc, bị cướp vé số, lừa tiền... Thu nhập chẳng được bao lại vẫn đang nợ nần nhưng nhờ bà con lối thương thương yêu nên cuộc sống cũng bớt phần cùng cực. Trong ảnh, ông Trưng đang bán vé số cho chính những người hàng xóm của mình.
chongtay18
Long đã 24 tuổi nhưng như một cậu bé, ai hỏi cũng nói "con 4 tuổi". Ngày bé cậu chỉ biết cười, tập mãi cậu mới biết nói ú ớ được vài câu, đến trường học bị bạn bè trêu chọc nên bà Bé cho Long nghỉ ở nhà. Không được tiếp cận với giáo dục, lâu dần cậu trở nên khù khờ, trí tuệ cũng không phát triển. Ở nhà, Long chỉ quanh quẩn với mấy chiếc xe đồ chơi.
chongtay7
Những khi ba mẹ đi "mần ăn" Long chỉ quanh quẩn chơi trong xóm, chờ hai người đi bán về. Có lần. Long đi lạc, phải vất vả lắm bà Bé mới tìm ra. Từ đó, cậu gần như không đi đâu nữa. 
chongtay19
Không trông chờ con lớn đỡ đần khi về già, hai vợ chồng bà an ủi phần nào khi Long ngoan ngoãn, lễ phép, không quậy phá gia đình, láng giềng.
chongtay1
Xong xuôi việc kiếm tiền, bà lại bươn chải lo chuyện gia đình, từ bữa cơm đến giặt quần áo cho hai người.
chongtay9
Ngày nào cũng vậy, bữa ăn đạm bạc với chỉ một món duy nhất.
chongtay14
Không chỉ khờ khạo, ông Trưng còn bị bệnh tim, nhiều khi đang đi bán bỗng lăn ngã quỵ xuống. "Mỗi lần như vậy tôi rất sợ, sợ một ngày nào đó ông xa tôi", bà tâm sự.
chongtay4
Nhưng dường như bà Bé cũng đã chuẩn bị cho những chuyện không hay xảy ra. Bà kể, đã làm cho ông một tấm ảnh thật đẹp để "nhỡ ông có bị làm sao thì còn có cái mà thờ phụng", bà thành thật.
chongtay20
Bà kể rằng, cũng có khi bà khóc vì số phận đã đặt bà vào cuộc sống như hiện tại. Nhưng bà lại hay lo lắng, lo bệnh tình của chồng, lo đứa con trai và lo nhất là một ngày nào đó bà có mất đi thì hai cha con họ sẽ sống như thế nào?
chongtay2
Nhưng sau những niềm đau, nỗi buồn bà Bé luôn tự nhủ phải cười tươi. Hầu như ai gặp bà cũng thấy bà hay cười hay nói. Lúc rảnh thì bà cầu kinh niệm Phật để có thêm đức tin vào cuộc sống.
chongtay8
Người phụ nữ nào cũng mong muốn được một tấm chồng đủ vững chãi để chăm lo đỡ đần những lúc khó khăn.Với bà Bé thì lại chưa có lấy một ngày an nhàn. Ấy vậy mà bà chẳng trách ông. Với bà, một ngày là vợ chồng thì trăm năm vẫn sẽ trọn nghĩa vợ chồng.
aFamily

chồng tây, lấy chồng tây, mưu sinh, vợ chồng hạnh phúc


      © 2021 FAP
        4,298,820       236