Tồn tại từ thế kỷ 14, những gia tộc giàu có tại Florence đã sở hữu khối tài sản đồ sộ qua gần thiên niên kỷ và khiến châu Âu trở thành nơi có nhiều gia độc giàu có từ đời này qua đời khác nhất.
Ngồi trong căn hầm rượu rộng rãi trong tòa lâu đài 1,000 năm tuổi nằm không cách xa Florence, Lamberto Frescobaldi rót 2 ly rượu đặt trên một bom rượu lớn bằng gỗ. Một ly Nipozzano thơm ngon khiến ông khẽ gật đầu. Qua bao nhiêu năm, loại rượu vang hảo hạng mà gia đình ông cung cấp cho Michelangelo hay Giáo hoàng Leo X vẫn có hương vị tuyệt vời.
Với Lamberto, điều hành công việc kinh doanh gia đình có gì đó như một lời hứa. Nó giống như việc bạn gìn giữ một đế chế bắt đầu từ những nhà buôn len 1000 năm về trước rồi phát triển 200 năm sau đó.
Lamberto Frescobaldi trong căn hầm rượu của gia đình.
"Bạn phải cảm nhận được những gì mình kế thừa. Kỳ thực, bạn không sở hữu nó. Việc của bạn chỉ là vận hành nó rồi truyền cho thế hệ tiếp theo", Lamberto nói.
Việc duy trì sự giàu có của dòng tộc đã được nhiều thế hệ nhà Frescobaldi thực hiện trong suốt hơn 700 năm qua. Tuy nhiên, có lẽ với nhiều người, đây không hẳn là điều đáng tự hào của người dân châu Âu so với châu Mỹ hay châu Á khi nó là tín hiệu của sự trì trệ trong xã hội cũng như rào cản cho giáo dục, thu nhập và các mối quan hệ xã hội phát triển qua nhiều thế hệ.
Những gia đình giàu nhất tại Florence từng nằm trên đỉnh của chiếc thang kinh tế-xã hội cách đây 600 năm, theo một nghiên cứu của ngân hàng Italy. Tại nhiều quốc gia châu Âu khác, không chỉ sự giàu có và thu nhập mà ngay cả các công việc cũng được truyền từ đời này qua đời khác.
Hơn 1/3 những người giàu nhất có nhất tại Italy được thừa hưởng gia tài kếch xù từ tổ tiên, trong khi số này chỉ chiếm 29% tại Mỹ và 2% tại Trung Quốc, theo báo cáo năm 2014 về những người giàu nhất thế giới. Đức có tỷ lệ tỷ phú thừa kế cao nhất, khoảng 65%. Tại châu Âu, những cậu ấm, cô chiêu tỷ phú giàu có được thừa kế gia sản của tổ tiên chiếm khoảng 50% số người giàu tại lục địa này.
Tuy nhiên, tại một thời điểm nhất định, khi một vài nền kinh tế châu Âu đang có những dấu hiệu chững lại, việc thừa hưởng sự giàu có và địa vị xã hội nên được xem xét cẩn thận khi sự công bằng chạm đến một ngưỡng nhất định, nó có thể làm giảm khả năng phục hồi kinh tế của một quốc gia, theo giáo sư Schizzerotto từ trường đại học Trento.
Bảng phân bố số lượng tỷ phú thừa kế trên thế giới.
Với Frescobaldi, khối tài sản đồ sộ của gia tộc có thể được tóm lại chỉ một chữ: rượu vang. Lần đầu tiên anh biết tới rượu là khi lên 6, khi cậu bé Lamberto say xỉn và ngất đi trong một bữa tiệc mùa hè với các công nhân vườn nho.
"Họ không thể đưa nước cho tôi, tôi là con của sếp!", ông nói. Giờ đây, sau khi đã có một bằng cử nhân về canh tác rượu nho tại đại học California, Lamberto lên nắm quyền điều hành công ty, tập đoàn Marchesi Frescobaldi. Công ty này cho ra thị trường 11 triệu chai rượu mỗi năm, một trong những công ty lớn nhất tại Italy.
Những cánh đồng nho mang lại khối tài sản kếch xù cho gia tộc.
Trước khi dấn thân vào ngành công nghiệp chế biến rượu vang vào năm 1308, tổ tiên nhà Frescobaldi là những người buôn len và nhân viên ngân hàng. Họ đã xây nên cây cầu đầu tiên tại Florence, Santa Tritina. Gia tộc này đã sản sinh ra Girolamo Frescobaldi, một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng thời kỳ Phục Hưng và nhà thơ Dino Frescobaldi.
Dòng họ Frescobaldi lâu đời không phải là duy nhất tại Florence, thủ phủ của tỉnh Tuscany. Các nhà nghiên cứu đã xem xét số liệu thuế từ những năm 1427 cho tới 2011 để đánh giá sự khác biệt giữa các thời kỳ. Tuy nhiên, gần như không có quá nhiều sự thay đổi về địa vị kinh tế xã hội của những gia tộc này trong ngần đấy năm.
Thành phố Florence, Tuscany.
Nước Đức có lẽ là quốc gia mà dòng tài sản chỉ tập trung về các gia tộc giàu có nhiều nhất trên thế giới. Không có mấy quốc gia trên thế giới mà nguồn gốc xã hội lại có ảnh hưởng lớn đến thu nhập như nước Đức.
Sự giàu có của những gia đình tại Đức một phần nhờ vào hệ thống thuế mà cho tới hiện tại vẫn cho phép các công ty gia đình - bao gồm cả phần lớn các công ty vừa đóng vai trò là trụ cột kinh tế của đất nước - để lại tài sản trong khi gần như không phải đóng thuế đất.
Alexander Fugger-Babenhausen, người kế vị dòng họ Fugger.
Alexander Fugger-Babenhausen là một trong những hậu duệ của gia tộc giàu có nhất châu Âu vào thế kỷ 16. Anh cho biết, duy trì sự giàu có của dòng tộc là một trách nhiệm. Người đàn ông 34 tuổi này đã trở về Đức để quản lý khối tài sản của gia đình cũng như các hoạt động từ thiện. Trước đó, anh đã làm việc cho một ngân hàng đầu tư tại Anh.
"Nó không phải lĩnh vực khiến bạn gặp rủi ro cao", anh chia sẻ. Tuy nhiên, mỗi quyết định mà anh thực hiện tại Fuggerei, công ty có tuổi đời từ năm 1521, Alexander phải cân nhắc rất kỹ lưỡng. Đó sẽ là một thảm họa nếu một sai lầm có thể mang tới sự sụp đổ cho một công ty đã trải qua 19 thế hệ.
Những ngôi nhà xã hội của gia tộc Fugger-Babenhausen.
Các gia tộc trên không chỉ gây dựng địa vị kinh tế mà còn khiến nhiều người dân quý mến, nhằm tăng địa vị xã hội của mình. Gia tộc Frescobaldi kể từ thời kỳ Phục Hưng đã quan tâm hơn tới các nghệ sĩ đương đại, thậm chí còn thành lập một giải thưởng nghệ thuật đương đại mang tên Frescobaldi. Với dự án này, 999 chai rượu đặc biệt được sản xuất mỗi năm và một vài quy trình được tái đầu tư để hỗ trợ nghệ thuật đương đại.
Hơn 140 căn nhà xã hội của công ty Fuggerei vẫn tồn tại qua bao cuộc chiến tranh và 1 phần bị phá hủy trong Thế chiến thứ 2. Dù đã được tu sửa, nó vẫn tuân theo những thiết kế và đặc điểm ban đầu với nét kiến trúc thời kỳ Phục Hưng. Họ đã xây dựng những căn nhà xã hội như vậy tại thành phố Augsburg, Đức với mức giá khá rẻ cho người dân thuê.
Tôi cảm giác như mình chỉ là một người giữ tài sản", Fugger-Babenhausen, người đứng đầu một trong 3 nhánh dòng tộc. Với công việc kinh doanh gia đình, "tôi cảm giác những gì mình có được cho bản thân không đáng kể".
Bức tượng Jakob Fugger, tổ tiên của gia tộc Fugger, người đã xây nên những căn nhà xã hội tại thành phố Augsburg, Đức.
giàu có, gia tộc, kinh doanh