Đời sống

Truyền thông phương Tây ca ngợi vẻ đẹp của 40 sắc tộc Việt Nam qua ống kính nhiếp ảnh gia Pháp

Trên trang Business Insider đã đăng tải những bức hình đầy ấn tượng được chụp bởi nhiếp ảnh gia Réhahn, người đã ghi lại chân dung của 40/54 dân tộc Việt Nam.

Với những người yêu đất nước, con người và văn hóa Việt Nam, mỗi dân tộc trong số 54 nhóm người trên dải đất chữ S này đều mang một màu sắc, tiếng nói, vẻ đẹp riêng.

Và để khám phá ra vẻ đẹp độc đáo, sống động và đầy cá tính của từng dân tộc, nhiếp ảnh gia người Pháp Rehahn đã phải thực sự gắn bó với mảnh đất và con người nơi đây, để rồi cho ra đời những bức ảnh tuyệt đẹp.

 - Ảnh 1.
Bức hình bà cụ đẹp nhất Việt Nam, chụp bởi nhiếp ảnh gia Réhahn.

Hiếm có vị nhiếp ảnh gia nào lại gắn bó lâu với mảnh đất và con người Việt Nam như vậy, để rồi thổi hồn cho những bức ảnh và mang vẻ đẹp của Việt Nam ra toàn thế giới. Với bức ảnh bà cụ đẹp nhất Việt Nam ghi lại tại Hội An, anh đã làm cả thế giới phải sững sờ trước một vẻ đẹp mộc mạc, gần gũi mà thi vị đến như vậy.

Tính đến nay, anh đã ghi lại được những bức hình của hơn 40 dân tộc trong hơn 5 năm. Rehahn dự định sẽ ghi lại trọn vẹn vẻ đẹp của con người Việt Nam của 54 dân tộc anh em.

Và có lẽ, những bức ảnh như vậy sẽ một phần nào giúp mọi người thấy được vẻ đẹp của những nét văn hóa của các dân tộc thiểu số đang dần mai một trên khắp đất nước Việt Nam.

 - Ảnh 2.

 - Ảnh 3.
Réhahn đã chụp lại những bức ảnh về cuộc sống và con người Việt Nam được hơn 5 năm.

 - Ảnh 4.
Là một nhiếp ảnh gia người Pháp, hiện tại anh đang sống cùng với gia đình tại Hội An.

 - Ảnh 5.
Anh gọi dự án của mình là bộ sưu tập di sản đầy giá trị.

 - Ảnh 6.
Với Réhahn, ghi lại cuộc sống của người dân tộc không phải điều dễ dàng.

 - Ảnh 7.
Anh cho biết phải mất khoảng 2 năm nữa để anh có thể chụp được ảnh của 14 dân tộc còn lại tại Việt Nam.

 - Ảnh 8.
Nhiều khi, anh phải mất tới 2 ngày chỉ để tìm được ngôi làng của một dân tộc.

 - Ảnh 9.
Thông thường, những bức ảnh đều là khoảnh khắc mà anh vô tình có được.

 - Ảnh 10.
Vì các bộ lạc thường ở rất sâu trong rừng và không có thông tin gì nên việc tiếp cận gặp nhiều khó khăn.

 - Ảnh 11.
Một khi đã đến được những ngôi làng, Réhahn thường dành thời gian nghe các cụ già kể chuyện và ghi lại những khoảnh khắc trong cuộc sống của họ.

 - Ảnh 12.
Đa phần họ đều rất vui khi kể về những nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

 - Ảnh 13.
Tuy nhiên, nhiều người cũng không khỏi buồn và chạnh lòng khi giới trẻ không còn mặn mà gì với việc tiếp nối truyền thống.

 - Ảnh 14.
Đó là lý do vì sao nhiều dân tộc đang dần biết mất.

 - Ảnh 15.
Đó cũng là động lực cho nhiếp ảnh gia Réhahn thực hiện những bức ảnh này.

 - Ảnh 16.
Anh hy vọng rằng qua những bức ảnh này có thể nâng cao nhận thức của người dân về những giá trị truyền thống.

 - Ảnh 17.
Trên thực tế, nhiều người biết rõ ràng những giá trị văn hóa truyền thống đang mất dần xung quanh họ.

 - Ảnh 18.
Đó dường như chỉ còn là vấn đề của thời gian...

 - Ảnh 19.
Ví dụ, chỉ còn khoảng 397 người dân tộc Brâu còn lại tại Việt Nam.

 - Ảnh 20.
Người phụ nữ 78 tuổi này là người cuối cùng tại Việt Nam vẫn làm nên những bộ trang phục truyền thống của dân tộc Ơ Đu. Chỉ còn khoảng 500 người Ơ đu trên toàn thế giới.

 - Ảnh 21.
Phần lớn những người trẻ tại các bộ tộc không có ý định duy trì và giữ gìn nét văn hóa truyền thống.

 - Ảnh 22.
Réhahn cho biết đa phần những người dân tộc thiểu sổ rất tự hào với bản sắc và cuộc sống của mình.

 - Ảnh 23.
Tuy nhiên, nhiều người lại không biết được điều đó, dù già hay trẻ...

 - Ảnh 24.
Và họ sẵn lòng từ bỏ những giá trị truyền thống muôn đời của tổ tiên.

 - Ảnh 25.
Rồi tương lai của lũ trẻ, chắc sẽ không còn được thấy những nét đẹp mà cha mẹ chúng từng có.

 - Ảnh 26.
Và những người cao tuổi chỉ có thể sống với những giá trị truyền thống đó trong tiềm thức và ký ức.

 - Ảnh 27.
Có lẽ, đến lúc chúng ta cần làm gì đó...

 - Ảnh 28.
Để 54 dân tộc Việt Nam sẽ mãi là một bản hùng ca về cuộc sống, văn hóa và con người trên dải đất chữ S này.

aFamily

nhiếp ảnh gia, việt nam


      © 2021 FAP
        4,319,838       499