Đời sống

5 bí mật trên máy bay mà tiếp viên chẳng bao giờ dám tiết lộ với hành khách

Trên máy bay có một số thứ mà có lẽ bạn sẽ chẳng bao giờ có cơ hội được nghe tiếp viên tiết lộ đâu.

Đừng nghĩ ngồi trên máy bay ung dung, nghe mấy cô tiếp viên xinh đẹp hướng dẫn là bạn hiểu được trên máy bay có những gì, cũng như tin tưởng tuyệt đối vào sự chỉ dẫn của mấy cô ả trong bộ đồ đồng phục khêu gợi đang cố mơi mọc, đánh lừa sự chú ý của bạn vào từng hộp mỳ hay miếng bánh họ bán trên khoang.

Tuy nhiên, hôm nay, bạn sẽ được biết những điều không ngờ tới ngay trên khoang máy bay mà hàng trăm triệu con người trên thế giới đang ngồi lúc này.

1. Mặt nạ dưỡng khí thực ra cũng chẳng ăn thua

Bạn đã quá quen với câu hướng dẫn của cô tiếp viên rằng mỗi khi máy bay gặp sự cố, mặt nạ dưỡng khí rơi xuống và hãy úp ngay vào mặt để bảo toàn mạng sống. Nhưng sự thật là, mặt nạ này vô dụng.

 - Ảnh 1.

Vậy bạn có hiểu mấy cái mặt nạ này hoạt động thế nào không? Trong hầu hết các trường hợp, nguồn khí oxy được kích hoạt từ bộ máy tạo khí ngay dưới ghế ngồi. Số dưỡng khí này sẽ tạm thời thay thế nguồn oxy trên khoang máy bay vốn đang gặp vấn đề, thời gian có thể đảm bảo sức khoẻ con người vào cỡ 14-22 phút tuỳ thể trạng hành khách.

Cho tới khi máy bay xuống độ cao vừa phải, không khí đủ đặc để con người hít thở bằng hệ hô hấp bình thường, hành khách mới có thể tháo mặt nạ dưỡng khí.

Thế nhưng, trong lúc ấy phi công thừa sức hạ độ cao xuống tầm thích hợp để khách thở bình thường. Vậy là cần gì phải dùng mặt nạ dưỡng khí đâu.

2. Máy bay hết nhiên liệu nửa đường là chuyện hoàn toàn có thể

Tháng 8/2014, hai động cơ cánh quạt của máy bay hãng AirTransat bỗng bất ngờ ngừng hoạt động khi đang bay qua biển Đại Tây Dương. Trên chiếc Airbus A330-200 lúc ấy có 301 hành khách và phi hành đoàn vô cùng hoảng loạn sợ hãi. Nguyên nhân được xác định là một bình nhiên liệu trên máy bay bị rò rỉ.

 - Ảnh 2.

Bộ phận mặt đất đã phải chỉ đạo phi công chuyển hướng bay, đáp khẩn cấp xuống sân bay ở đảo Azores gần đó. Rất may là nhờ vào nguồn năng lượng dự trữ cuối cùng đến tư động cơ tuốc bin khí, máy bay của hãng AirTransat đã đáp thành công.

Bí mật cho nguồn năng lượng này nằm ở cơ chế hoạt động của động cơ tuốc bin khí. Nguyên bản hình dáng bộ phận này là một cánh quạt, sinh năng lượng từ luồng gió chạy qua làm quay cánh quạt. Tuỳ loại máy bay mà người ta sẽ lắp tuốc bin khí ở từng vị trí khác nhau.

3. Cửa buồng vệ sinh chẳng an toàn như bạn nghĩ

Bạn nghĩ là một khi mình đã chiếm được nhà vệ sinh, đóng cửa lại là bạn đã làm chủ cả một khu vực nửa mét vuông trong thời gian ngắn ư? Không hề. Người ta hoàn toàn có thể "đột kích" bạn trong buồng vệ sinh với chỉ một thao tác cực đơn giản.

 - Ảnh 3.

Phần lớn buồng vệ sinh của máy bay có thể mở ra dễ dàng từ phía bên ngoài chỉ bằng cách lật tấm biển buồng vệ sinh và kéo nhẹ chốt cửa.

Đừng nghĩ rằng người ta thiết kế buồng vệ sinh như thế là để kiểm soát, xâm phạm quyền riêng tư của bạn. Có một số lý do cho hành động này, tin tôi đi, chẳng ai muốn mở một căn phòng có đầy mùi xu uế ra làm gì đâu. Đó có thể là để tiếp viên có thể hỗ trợ hành khách trong trường hợp khẩn cấp, hoặc vô hiệu hoá buồng vệ sinh trong thời gian hạ cánh, cất cánh nếu như có ông khách nào thích làm loạn.

4. Bàn gập trên máy bay là thứ bẩn thỉu nhất

 - Ảnh 4.

Không phải nhà vệ sinh, không phải sàn máy bay, không phải khoang chứa đồ, mà là cái bàn gập trước mặt bạn, nơi bạn đặt đồ ăn thức uống mới là thứ bẩn thỉu nhất trên máy bay. Theo công bố từ nghiên cứu của các nhà vi sinh học, mật độ vi khuẩn trên khay bàn ăn máy bay đạt mức khổng lồ, lên đến 2155 đơn vị cấu thành khuẩn lạc trên một mẫu thử. Trong khi đó, con số này ở nút giật nước bồn xả nhà vệ sinh "chỉ là" 265.

5. Hành khách có thể phải ngồi chung với... xác chết

 - Ảnh 5.

Mỗi năm có hàng tỷ lượt hành khách lên xuống máy bay trên thế giới, và tất nhiên sẽ có một tỷ lệ, dù là rất nhỏ người không may qua đời ngay trên không trung. Vậy khi ấy, thi thể sẽ phải xử lý thế nào? Chẳng lẽ vẫn cho người ta ngồi cùng với hành khách?

Đúng!

Trong trường hợp máy bay còn thừa chỗ ngồi, đội ngũ phi hành đoàn sẽ phải đặt thi thể người qua đời ở hàng ghế cuối cùng, hoặc đặt ở khoang hạng nhất nơi có nhiều ghế trống hơn. Trường hợp tệ hơn khi không có nhiều chỗ ngồi, chia buồn với hành khách, họ sẽ phải ngồi chung với người chết.

Nhưng không phải lo, bởi phi công sẽ phải chuyển hướng máy bay, đáp xuống sân bay gần nhất trong phạm vi để xử lý vụ việc. Hoặc như máy bay của hãng Singapore Airlines có trang bị một tủ chuyên chỉ để lưu giữ thi thể khách hàng đã chết.

(Nguồn: BusinessInsider)

aFamily

tiếp viên hàng không, máy bay, du lịch


      © 2021 FAP
        4,011,554       176