Dù không phải tốn tiền thuê nhà cũng như không nợ nần ai, tháng nào vợ chồng tôi cũng “cháy túi”.
LTS: Cân đối chi tiêu như thế nào cho phù hợp với mức thu nhập hàng tháng của bạn, và làm sao để tiết kiệm tiền hiệu quả, đó là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Thực tế không ít gia đình ở thành phố, phải thuê nhà, với mức tổng thu nhập khoảng 8 - 10 triệu/tháng vẫn sống đủ; ngược lại, có người thu nhập thuộc hàng 8 con số mà vẫn cảm thấy thiếu thốn, vẫn bị rơi vào tình trạng “chưa đến ngày lĩnh lương đã hết sạch tiền. Xuất phát từ những câu chuyện thực tế đó, chuyên đề Tư vấn chi tiêu ra đời, là một diễn đàn để các độc giả có thể chia sẻ bí quyết chi tiêu, bày tỏ những khó khăn trong quá trình cân đối tài chính để được các chuyên gia tư vấn và gợi ý giải pháp. Từ đó, mỗi chúng ta sẽ rút ra được kinh nghiệm, cách cân đối chi tiêu hợp lý hơn. Câu hỏi tư vấn chi tiêu của bạn đọc
Hai vợ chồng tôi sống ở Hà Nội, có hai con nhỏ đang học mẫu giáo. Chúng tôi có thu nhập tổng cộng khoảng 9 – 10 triệu/tháng. Chúng tôi không phải thuê nhà. Mỗi tháng, chúng tôi chi cho tiền học của hai con khoảng 2 triệu, còn lại là các chi phí khác như ăn uống, điện nước, xăng xe, mua sắm cá nhân và hiếu hỉ.
Cụ thể, chúng tôi sẽ chi hàng tháng như sau:
- Tiền học của con: 2 triệu
- Ăn uống (bữa tối của gia đình): 2,5 triệu
- Điện nước: 1 triệu
- Xăng xe: 500.000 đồng
- Chi cho các khoản nước giặt, sữa tắm, dầu gội đầu, vệ sinh cá nhân: 500.000 đồng
- Ăn trưa (2 ngưởi): 2 triệu
- Đồ ăn vặt, hoa quả cho con 1 triệu
- Hiếu hỉ: 500.000 đồng - 1 triệu
Những đồ gia dụng đắt tiền như máy giặt, máy điều hòa, tivi… đã được sắm sửa từ khi chúng tôi kết hôn. Và từ đó đến nay, chúng tôi không sắm sửa thêm được gì có giá trị cao, do không có tích lũy.
Tuy nhiên, hiện tại, chúng tôi thường xuyên rơi vào tình trạng không tiết kiệm được đồng nào, hoặc gần cuối tháng là đã hết tiền. Xin chuyên gia tư vấn cách chi tiêu hợp lý cho gia đình tôi?
Độc giả Lê Thị Mai Lan (Mỗ Lao, Hà Đông, Hà Nội)
Có tổng thu nhập gần chục triệu, nhưng tháng nào gia đình tôi cũng "cạn ví". (Ảnh minh họa)
Tư vấn của chuyên gia
Chuyên gia tư vấn: ThS. Cao Thị Thùy Liên, người sáng lập và Giám đốc BeRich Corp – một công ty nghiên cứu và phát triển hệ thống kiến thức và công cụ quản lý tài chính cá nhân cho người Việt.
|
Xin chào bạn.
Đầu tiên, tôi nghĩ rằng gia đình bạn cần ngồi lại xem xét ngân sách
chi tiêu gia đình hàng tháng. Về mặt lập ngân sách, không có quy tắc giới hạn cụ thể từng khoản mà linh hoạt theo từng gia đình. Tùy từng thực tế của gia đình mình, các bạn nên phân bổ
chi tiêu cho hợp lý, nhưng điều quan trọng là cần đảm bảo mức dành dụm, tiết kiệm khoảng 10 - 20% thu nhập hàng tháng, tránh tình trạng “cháy túi” như trường hợp gia đình bạn đang vấp phải.
Bạn có thể tham khảo bảng cân đối chi tiêu dưới đây, để có thể rút ra cách hợp lý cho gia đình mình. Trong đó, thu nhập hàng tháng được chia thành hai phần, phần cho
chi tiêu chiếm khoảng 80 - 90%, phần dành dụm lại khoảng 10 - 20%. Phần ngân sách cho chi tiêu cũng cần chia ra các khoản chi bắt buộc (phần cứng) 50 - 60% và phần không bắt buộc (phần mềm) khoảng 30%.
Cụ thể, với gia đình có tổng thu nhập 9 – 10 triệu, có hai con nhỏ như gia đình bạn, chúng ta có thể chia thành các phần sau
Chi tiêu thiết yếu 50-60%
|
|
5 - 6 triệu |
|
Tiền học của con |
2 triệu |
|
Ăn uống |
2 – 2,5 triệu |
|
Điện nước |
800.000 đồng - 1 triệu |
|
Xăng xe
|
500.000 đồng – 700.000 đồng |
Chi tiêu khác 30%
|
|
3 triệu |
|
Mua sắm cá nhân
|
1,5 – 2 triệu |
|
Hiếu hỉ
|
1 – 1,5 triệu |
Dành dụm 10 - 20%
|
|
1 - 2 triệu |
• Lưu ý:
Bảng chi tiêu này chỉ mang tính gợi ý, được lập nên dựa trên tỷ lệ phổ biến giữa chi tiêu và tích lũy.
Điều thứ hai cần lưu ý trong gia đình bạn, cũng như các gia đình khác, đó là dù để khắc phục tình trạng mỗi tháng, chúng ta tiêu hết sạch tiền kiếm được mà không
tiết kiệm được đồng nào, chúng ta cần làm ngược lại thói quen của mình.
Thông thường, mọi người có xu hướng dùng thu nhập hàng tháng để chi tiêu trước - tiết kiệm sau. Chúng ta lĩnh lương vào đầu tháng và chi tiêu dần trong tháng, cuối tháng còn dư mới tiết kiệm, còn không thì thôi. Còn bây giờ, thói quen đúng cần thay đổi là: tiết kiệm trước – chi tiêu sau. Các bạn nên tập thói quen sau khi lĩnh lương vào đầu tháng, ta trích ngay 10 - 20% để gửi tiết kiệm và chỉ chi tiêu trong số còn lại.
Nếu làm ngược lại thói quen, trích 10 - 20% ngân sách để tiết kiệm trước, sau đó mới cân đối chi tiêu có kế hoạch, tình trạng "cháy túi" có thể được cải thiện. (Ảnh minh họa) Trong quá trình
chi tiêu, cần đối chiếu với bảng phân bổ ngân sách đã lập ra đầu tháng để đảm bảo không chi lố. Trong bảng chi tiêu mà tôi gợi ý cho các bạn, có thể thấy phần ăn trưa và đồ vệ sinh cá nhân được gộp vào phần mua sắm cá nhân. So với cách các bạn đã chi tiêu từ trước, phần này có vẻ "hụt" hơn. Để có thể cân đối phần này, các bạn có thể thay đổi một chút thói quen chi dùng, ví dụ, thay vì ăn sáng, ăn trưa bên ngoài, các bạn có thể chuẩn bị đồ ăn sáng (bún, phở, cơm rang...) ở nhà, vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa tiết kiệm hơn. Bữa trưa, các bạn cũng có thể chuẩn bị thức ăn và cơm từ tối hôm trước để đem lên văn phòng.
Cũng có một gợi ý khác, là nếu như bạn tiết kiệm được phần “chi tiêu khác” ngốn 30% tổng ngân sách, ví dụ những tháng không cần phải chi tiêu cho việc hiếu hỉ, các bạn không nên dành phần này để mua sắm cá nhân nhiều hơn, mà hoàn toàn có thể bổ sung phần này vào phần dành dụm.
Việc tích lũy 10 – 20% tổng ngân sách hàng tháng là việc cần thực hiện đều đặn và dài hạn. Nó sẽ là một quỹ chuẩn bị cho các mục tiêu tài chính trong tương lai của bạn và gia đình như mua nhà, mua xe, mua đồ gia dụng có gia trị cao, du lịch, y tế...
Chúc gia đình bạn thành công, thoát khỏi trạng thái “nhẵn túi” như hiện tại và sớm có được tích lũy cho tương lai!
Nếu bạn cần chuyên gia hỗ trợ tư vấn, gợi ý cách khắc phục tình trạng chi tiêu chưa hợp lý của gia đình, hoặc muốn chia sẻ bí quyết tiêu dùng thông minh của mình với các độc giả khác, hãy gửi email cho chúng tôi đến địa chỉ doisong@afamily.vn. Chúng tôi sẽ chuyển câu hỏi của bạn đến chuyên gia kinh tế và tư vấn trong thời gian sớm nhất.
|