Đời sống

Thương quá ánh mắt bé gái 3 tháng tuổi cùng bà mưu sinh, chờ mẹ bỏ đi sớm quay về

Cuộc sống của người bà nghèo nuôi 4 đứa cháu ngoại khi con gái bỏ đi không hẹn ngày về thật vô cùng chật vật. Khó khăn lớn nhất, và niềm ủi an lớn nhất của bà, có lẽ là nụ cười ánh mắt ngây thơ của đứa cháu gái nhỏ mới tròn ba tháng.

banveso9
Vài tháng nay, nhiều người dân ở thành phố Tân An (Long An) đã quen thuộc với hình ảnh ba bà cháu bán vé số. Đặc biệt, người bà luôn kéo theo sau chiếc nôi tự chế, có mái che cho bé nhỏ đang nằm trong đó.
banveso18
Người đàn bà bán vé số cùng cháu gái nhỏ ấy là bà Nguyễn Thị Lệ (65 tuổi, quê H.Thạnh Phú, Bến Tre). Đằng sau nụ cười của bà Lệ là cả câu chuyện buồn của mấy bà cháu, nhất là bé gái nhỏ tuổi bà đang ẵm trên tay.
banveso20
Bé gái tên Nguyễn Thanh Thảo, mới ba tháng tuổi là cháu ngoại của bà Lệ. Hai tháng trước, mẹ của bé giao con lại cho ngoại rồi đi mất. "Nó nhờ tôi chăm sóc giùm và nói một thời gian sẽ quay trở lại. Nhưng đến nay đã hơn hai tháng, tôi vẫn chưa thấy tăm hơi nó đâu hết. Đứa nhỏ khát sữa mà nó bỏ đi như vậy, thiệt tình chẳng ra làm sao", người phụ nữ 65 tuổi khẽ trách móc. Mẹ cháu bé tên Lê Thị Cẩm Nhung (27 tuổi), là con gái út trong gian đình 2 gái, 1 trai của bà. Về nguyên nhân mẹ bé bỏ đi, theo bà xuất phát từ mâu thuẫn vợ chồng. 
banveso17
Con gái của bà Lệ lận đận tình duyên, lấy chồng từ năm 18 tuổi nhưng chỉ chưa đầy một năm thì vợ chồng cãi vã, chia tay nhau. "Lúc ấy, nó đang mang bầu thằng con trai thì vợ chồng cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt. Khi con rể bỏ đi, con gái tôi lại quen thêm người đàn ông khác quê tận Hậu Giang mặc cho tôi cấm cản. Lúc vừa đẻ con trai được hơn 1 tháng thì nó lại đi theo người ấy, giao con lại cho tôi nuôi", bà nhớ lại.
banveso1
Con trai của chị Nhung với ông chồng đầu hiện giờ đã 7 tuổi, tên Nguyễn Thanh Tâm. Khi mẹ bé Tâm bỏ đi, bà ngoại khóc lên khóc xuống, tự nhủ phải ráng đi bán vé số, xin từng giọt sữa cho thằng bé. "Tôi cứ ẵm thằng bé trên tay, một tay cầm sập vé đi bán, có thời gian thì đi nhặt ve chai. Một tay nuôi thằng bé lớn được chừng này", bà Lệ cho hay. Trong ảnh, Tâm đang pha sữa cho em út của mình.
banveso4
Về phần chị Nhung, sau khi bỏ đi với chồng mới cũng được 1 năm thì quay về với bà, còn ông chồng bỏ về quê. Trước kia, chồng đi phụ hồ, vợ bán vé số. Theo lời bà Lệ, ở với nhau một thời gian hai người có 3 đứa con (hai con trai và bé Thảo). Người chồng càng sa đà nhậu nhẹt, ít chăm lo gia đình. Khi mâu thuẫn vợ chồng ngày càng gay gắt, chị Nhung lại giao bé Thảo cùng ba cậu con trai lại cho bà. Hiện tại, một mình bà phải nuôi 4 đứa cháu ngoại.
banveso5
Từ đó, ngày nào bà cũng kéo theo cháu ngoại 3 tháng tuổi cùng bé Tâm đi bán vé số. Hai đứa cháu còn lại thì để ở phòng trọ. Đến nay, bà Lệ đã bán vé số ở Tân An tròn 20 năm. Ba năm trước, khi chồng bà còn sống thì họ sống trên ghe, ông chài lưới trên sông Bảo Định, bà đi bán vé số.
banveso
Mọi người thường gọi bà với cái tên thân thiện là bà Hai "ghe". "Trước kia vẫn đủ sống nhưng 4 năm trước thì ghe sập nên cả gia đình sống ở gầm cầu được 3 năm", bà chia sẻ. Sau đó, cậu con trai của bà đi làm ăn xa ở Bình Dương, hai cô con gái vẫn đi bán vé số.
banveso11
Mỗi ngày bà bán trung bình được 100 - 120 tờ vé số. Cậu bé Tâm cũng phụ bà ngoại đi bán. Gánh nặng mưu sinh khiến Tâm dù đã 7 tuổi nhưng chưa thể đi học. Bà ngoại ngoài trông bé Thảo còn phải luôn "để mắt" bởi sự nghịch ngợm, hiếu động của bé Tâm. "Giao cho nó đi bán vé số mà không khi nào an tâm vì lười bán, ham chơi nên hay để mất vé", bà than thở.
banveso13
Thấy hoàn cảnh đang thương của bà, nhiều người dân thương tình mua ủng hộ vé số, cho tiền, gạo, sữa...  Tuy nhiên, cũng có những hôm bà bị người xấu lừa mất vé số, có hôm bán ế thì cũng đành ôm hết số vé dư vì đại lý không cho trả lại.
banveso3
Vừa kéo xe khiến việc bán vé số của bà hay bị gián đoạn vì bé Thảo quấy khóc phải dừng lại dỗ dành. Chiếc xe nôi bà mua lại của ve chai với giá 30 ngàn cách đây 2 tháng, sau đó lắp thêm mái che bằng bìa các tông, bọc nệm vô, làm chỗ bé Thảo nghỉ ngơi. Thời gian đầu, khi dắt theo bé Thảo, nhiều người nghĩ bà lạm dụng, chăn dắt trẻ con khiến người phụ nữ khó xử, buồn lòng.
banveso2
"Mấy ngày gần đây con bé hay quấy chắc do trời nóng nắng, chứ trước kia ngoan lắm, nằm im trong nôi, ai nựng cũng cười" bà nói rồi tiếp tục dỗ dành cháu ngoại.
banveso15
Cậu bé Tâm nghịch ngợm nhưng rất "cưng" em gái.
banveso19
Bữa trưa của mấy bà cháu diễn ra ngay trên vỉa hè, là những phần cơm chay, bánh mì... người ta cho. "Thường tôi không ăn trưa, nhường cơm cho cháu. Mỗi ngày tôi chỉ ăn bữa sáng và tôi. Hơn tháng nay, có chị kia lo cho bữa sáng miễn phí nhưng giờ tôi không ăn nữa, thấy ngại lắm", bà chia sẻ.
banveso1
Phòng trọ bà Lệ ở sâu trong con hẻm 53, đường Nguyễn Công Trung (Tân An). Gọi là phòng trọ nhưng thật ra chỉ là chòi nhỏ chưa đến 10m2 được quây lại bằng những miếng ván. Bên trong hơi nóng hầm hập và chỉ đủ kê vừa cái nệm, là nơi 5 bà cháu và con gái thứ hai của bà nghỉ ngơi. Tuy nhiên, căn nhà thường vắng người, do cháu gửi chủ nhà trọ, còn bà và con gái đi bán vé số 11h đêm mới về nhà ngủ.
banveso3
Xóm trọ này cũng đa phần là dân lao động. Bà Lệ là trường hợp nghèo khó nhất. "Năm ngoái, tôi thấy mấy bà cháu sống ở dạ cầu nên thương tình, kêu về đây ở. Tôi bảo ông xã cất cho căn nhà nhỏ, chỉ lấy giá thuê 300 ngàn, không tính tiền điện nước. Bữa trưa, tôi cũng lo miếng cơm va trông hai thằng cháu của bà Lệ. Bà ấy khổ, nợ nần cả mười mấy triệu, ở đây cũng chẳng có giấy tờ tùy thân gì hết. Tôi chỉ mong chính quyền xem xét, làm lại giấy tờ cho bà ấy", bà Hai (áo tím, 64 tuổi) chia sẻ.
banveso2
Chiều bà Lệ về nhà nấu bữa cơm đạm bạc, cho cháu út tắm rửa, uống sữa rồi 7h tối lại tiếp tục đi bán vé số đến 11h tôi mới về nhà ăn cơm. Hôm nay là một ngày không may khi bé Tâm bị lừa mất 20 tờ vé số, coi như không thu nhập được gì. "Mỗi ngày cũng hết 70 ngàn tiền sữa, bỉm... cho cháu nên phải ráng bán, tôi không còn cách nào khác", bà Lệ thở dài.
banveso
Dù cơ cực nhưng không vì thế bà buông xuôi trách nhiện, đứa cháu nào bà cũng nuôi nấng thương yêu hết mình.
banveso4
Bà Lệ kéo theo chiếc xe nôi, lầm lũi đi trong bóng tối như bức họa cho cả cuộc đời lam lũ của bà. "Mong sao thân già này vẫn còn sức khỏe để bán vé số cũng như hy vọng con gái sớm quay về, đói khổ có nhau để nuôi mấy đứa cháu khôn lớn", bà chia sẻ.
aFamily

mưu sinh, mẹ bỏ rơi con, bán vé số


      © 2021 FAP
        4,094,307       520