Tết trong mắt những nàng công sở vừa là thời gian tuyệt vời, vừa có những điều phiền toái nho nhỏ.
Tết là một dịp đặc biệt với tất cả mọi người, nhưng với những cô nàng
công sở, Tết vừa đáng yêu vô ngần, vừa có chiều hướng... đáng ghét, vì những lý do rất riêng.
1. Tết nghĩa là không phải dậy đúng giờ đi làm, check-in công sở
Điều khiến dân công sở yêu Tết hơn bao giờ hết, đó là họ có thể ngủ nướng một chút mà không lo trễ giờ làm, không sợ check-in muộn sẽ bị trừ lương. Tết mà, những cô nàng công sở thường chiều chuộng mình một chút, cho phép mình "hư" một chút khi nấn ná trong chăn.
Điều khiến Tết tuyệt vời nhất với dân công sở có lẽ là thời gian xông xênh.
2. Nhưng nếu không phải trực Tết thì cũng bù đầu làm việc nhà
Tuy nhiên, nhiều dân công sở ghét cay ghét đắng Tết bởi nhiều cơ quan có lịch trực Tết khá khắt khe, để đảm bảo văn phòng luôn có người quán xuyến. Nếu phải trực Tết những ngày mùng 4, mùng 5 thì còn đỡ, dính lịch trực trong khoảng 30 đến mùng 3 Tết thì quả là ác mộng, bởi trong khi thiên hạ sắm sửa rộn ràng sum họp ăn Tết, chơi Tết, một mình mình ngồi dí ở cơ quan.
Nếu không phải trực công sở, Tết cũng khiến nhiều cô nàng văn phòng bực bội, vì thay vì được nghỉ ngơi đúng nghĩa, hàng loạt việc không tên trong nhà sẽ "ụp" vào đầu họ.
3. Tha hồ xúng xính áo quần tự do
Tết là thời điểm tạm biệt những bộ đồng phục công ty hoặc trang phục văn phòng cứng nhắc, kín đáo. Các cô nàng công sở thoải mái thể hiện phong cách ăn mặc, đầu tóc, trang điểm... theo đúng những gì mình muốn mà chẳng ngại sếp để ý hay đồng nghiệp xì xào.
Tết là thời điểm "thả phanh" thể hiện phong cách thời trang.
4. Nhưng luôn phải đối mặt với tình trạng "không có gì để mặc"
Tuy nhiên, một "bi kịch" với các cô nàng trong dịp này, đó là dù tủ đồ chật ních quần áo, váy vóc, giày dép các thể loại, họ luôn rơi vào trạng thái "không có gì để mặc" hoặc "không biết mặc gì". Đó cũng là lý do mà các nàng luôn thích thanh lý tủ đồ trong dịp cuối năm để dành chỗ đón những bộ quần áo mới.
5. Thoát khỏi kìm kẹp của sếp
Nếu những ngày đi làm, chẳng dân công sở nào thoát khỏi ánh mắt "cú vọ" của sếp, mọi hoạt động câu giờ, tán gẫu, Facebook trong giờ làm đều bị sếp soi, công việc, deadline lúc nào cũng sầm sập bên cạnh thì Tết đến, sếp biến thành một khái niệm xa vời. Bye bye sếp, bye bye áp lực công việc, chúng em nghỉ ngơi đây!
6. Nhưng có những "gián điệp" sẽ không rời bạn nửa bước
Nhưng đừng tưởng thế là ngon!
Tết nghĩa là bạn không thể trốn con 8 tiếng/ngày như trước, không thể có lý do bận rộn để nhờ ai trông con giúp một lúc, mà gần như 24/24, những em bé của gia đình sẽ trở thành người "giám sát" bạn. Và chúng, thậm chí còn chuyên nghiệp, nhiều chiêu trò và có quyền lực, khiến bạn "rối đầu" hơn cả sếp ở cơ quan cơ.
Những em bé sẽ khiến các bà mẹ công sở không thoát khỏi cảm giác có sếp, dù được nghỉ Tết.
7. Tết là khi ta rảnh rỗi, tự do ăn ngủ, chơi bời
Tết là lúc ta là mình nhất, vì được tách khỏi các mối quan hệ công việc, ít phải ngó nghiêng, dò la ý tứ của đồng nghiệp. Đó là khi ta ăn ngủ lúc mình muốn, đi xem phim, tận hưởng không khí riêng tư.
Tết là khi ta thoát khỏi những mối quan hệ công việc để chăm chút cho các mối quan hệ cá nhân nhiều hơn. 8. Nhưng chẳng có "cạ" để tán gẫuẤyvậy mà sẽ có lúc bạn thấy
Tết buồn tênh, vì thiếu những đồng nghiệp lắm lời ngày thường vẫn ăn tranh thức ăn trưa của bạn, vì chẳng có ai tranh cãi rằng Diệp Vấn hay anh chàng đồng nghiệp mới đích thực là người chồng lý tưởng, không có người thông báo cho bạn tin giật gân mới hóng hớt được hay ngồi nghe bạn nói chuyện môi khô nẻ, tư vấn cho bạn cách trang điểm tự nhiên.
9. Có thời gian cho gia đình và sở thích cá nhân
Những cô nàng công sở yêu Tết vô cùng, vì đó là khoảng thời gian họ có thể khám phá mình, một cách cá nhân, hơn là một nhân viên mẫn cán hay những năng lực trong công việc. Họ có thể đi phượt, có thể đi nước ngoài du lịch ngắn ngày, hoặc chỉ đơn giản là nấu một món thật ngon mà ngày thường bận rộn, họ chẳng có mấy thời gian bày vẽ.
10. Nhưng Tết hết rất nhanh
Nhưng họ cũng ghét Tết lắm, biết sao không, vì
Tết đi quá nhanh, và ngay thời điểm họ tận hưởng những điều tuyệt vời của kỳ nghỉ lễ này, họ chợt nhận ra, nó đã kết thúc. Và phải chờ 1 năm nữa mới đến Tết năm sau, trong khi đó, họ lại về với guồng quay náo nhiệt của công việc, kiếm sống và những áp lực.
Thật bất công khi Tết kết thúc ngay khi người ta vừa cảm thấy được "xả hơi" đôi chút.