Đôi khi những tranh cãi giữa bố và con là không tránh khỏi. Nhưng hãy xin lỗi bố thật nhanh khi còn có thể.
Một người con gái đã giậnmình và bỏ đi hàng tháng trời. Cô gái ấy đến lúc quay lại gặp cha để nói yêu ông thì đã không còn kịp nữa.
Một câu chuyện mà bất kỳ ai trong số chúng ta cũng bắt gặp hình ảnh của mình trong đó.
Đôi khi không phải là tranh cãi, mà cuộc sống và công việc đã khiến chúng ta rơi vào một guồng quay không ngừng nghỉ. Có những ngày chúng ta không gặp bố mẹ vì đi làm về muộn.
Hay có những cuối tuần vui thú cùng bạn bè khiến những bữa cơm nhà dần dần trở nên thưa thớt hơn.
Đôi khi chúng ta dễ dàng nói yêu với một ai đó, nhưng nói vớilà điều không thể.
Đôi khi chúng ta vô tâm đến mức nghĩ rằng “À, mai….” sẽ làm nhiều điều với bố mẹ. Nhưng nhiều khi ngày mai là quá muộn bởi có thể ngày mai chúng ta không còn được thấy họ trong cuộc đời của mình nữa.
Vậy hãy yêu thương bố mẹ ngay khi còn có thể, hãy làm cho họ được vui vẻ hạnh phúc khi còn có thể. Ngay lúc này sao bạn không nhấc máy điện thoại lên và nói một câu “Con yêu bố mẹ” nhỉ?
“Bệnh viện bỗng dưng tĩnh lặng vào buổi đêm ảm đạm đó. Tôi đứng ở khu vực của các nữ y tá trên tầng 11, mắt chăm chăm nhìn vào đồng hồ.
Đã 9h tối rồi, tôi đeo ống nghe và tiến về phòng 712.
Phòng 712 tiếp nhận bệnh nhân mới: Ông Williams, người không hề nói gì về người thân của mình, và cũng không thấy ai đến thăm ông.
Khi tôi bước vào phòng, ông tỏ ra rất hớn hở, nhưng mắt ông lại cụp xuống u buồn khi thấy chỉ có mình tôi đến. Tôi đặt ống nghe lên ngực ông. Tim đập mạnh nhưng chậm.
Theo chẩn đoán vài giờ trước đây thì ông bị lên một cơn đau tim nhẹ.
Ông ngước mắt nhìn tôi: “Cô y tá, cô có thể…”
Ông lưỡng lự giây lát, như trào lệ rồi lại ngập ngừng. Cuối cùng ông thì thầm: “Cô có thể gọi giúp con gái tôi đến không? Cô hãy nói với nó là tôi bị đau tim nhưng giờ không sao cả. Cô biết không, nó là người thân duy nhất của tôi lúc này…”
Ông bỗng dưng thở gấp, tôi phải tăg ống dẫn oxy lên.
“Cháu sẽ đi gọi”- Tôi đáp, và khi thấy ông cứ bám chặt lấy tấm đệm giường, tôi tắt đèn đi- “Cháu đi gọi ngay đây”
“Cô y tá”- Ông bất ngờ gọi tôi lại – “Cô làm ơn… càng nhanh càng tốt nhé”.
Tôi quay về khu vực của các nữ y tá và bắt đầu tìm. Trong hồ sơ bệnh án của ông Williams, chỉ có con gái ông là người thân duy nhất. Tôi quay số điện thoại.
Có tiếng một cô gái vang lên từ đầu dây bên kia.
“Thưa cô, tôi là Sue Kidd, y tá của bệnh viện Z. Cha cô đã nhập viện vì đau tim.”
“Không thể thế”- Cô gái thét lên trong điện thoại – “Cha tôi không sao chứ?”
“Ông ấy vẫn ổn định”- Tôi cố thuyết phục cô bằng cách không để lộ tình trạng nguy kịch của ông.
“Chị đừng để cha tôi chết…”- Cô gái năn nỉ. Rồi không để tôi giải thích rằng mọi bệnh nhân đều được chăm sóc kỹ lưỡng. Cô oà khóc như một sự kìm nén quá lâu không được vỡ bung ra.
“Chị không biết đâu, cha tôi và tôi đã không nói chuyện với nhau mấy tháng rồi. Cha con tôi cãi nhau về chuyện bạn trai tôi. Tôi bỏ nhà và không thèm quay lại. Tôi đã nói tôi ghét cha. Suốt thời gian qua tôi đã mong cha tha thứ…”
Cô gái cứ khóc. Tôi cũng khóc. Tôi nhớ đến cha tôi, đang ở xa hàng ngàn dặm. Lâu rồi tôi chưa nói cho cha tôi biết rằng tôi yêu ông ấy.
Hãy luôn yêu thương cha mẹ của mình (Ảnh minh hoạ)
“Tôi sẽ đến bệnh viện trong 30 phút.” Rồi Janie- con gái ông Williams dập máy.
Tôi quay về với đống bệnh án trước mặt. Tôi không thể tập trung được. Có điều gì đang thôi thúc tôi quay lại phòng 712.
Tôi rảo bước tới đó và trên giường, ông Williams đang bất động. Tôi bắt mạch nhưng không thể nghe thấy tiếng mạch đập. Tôi nhấn chuông báo động.
Tim ông cụ đã ngừng đập. Tôi cố gắng hô hấp cho ông. Các bác sĩ nhanh chóng có mặt và các thiết bị cấp cứu được bật lên. Chúng tôi dùng cả máy sốc điện nhưng vẫn không cứu được Williams. Ông đã qua đời.
Khi ra khỏi phòng, tôi thấy Janie đang đừng áp vào tường. Bên cạnh cô là vị bác sĩ vừa mới có mặt trong ca cấp cứu.
Janie ngồi sụp xuống, khóc không ra tiếng. Tôi đỡ cô lên: “Janie, chúng tôi xin lỗi…”
“Không công bằng, thật không công bằng”- Janie rên rỉ- “Tôi chưa bao giờ ghét cha tôi. Tôi yêu cha tôi. Tôi muốn gặp cha”
Tôi đành mở cửa phòng 712. Tôi phải đỡ cô, phải nắm chặt tay cô để cô khỏi ngã. Janie ngồi thụp xuống vên giường cha. Tôi không hoàn toàn nhớ Janie đã ngồi đó bao lâu và khóc trong bao lâu.
Chỉ biết rồi tôi thấy một mảnh giấy nhỏ ở đầu giường và đưa cho Janie. Trong mảnh giấy có ghi: “Janie, con gái yêu quý của cha. Cha đã tha thứ cho con. Và cha hy vọng con sẽ tha thứ cho cha.
Cha biết con rất yêu thương cha, và cha cũng vậy, rất yêu thương con. Cha của con”
Janie đọc một lần, hai lần… gương mặt cô đỡ sầu thảm hơn. Cô nắm tay cha: “Cảm ơn cha của con.”
Tôi lặng lẽ rời phòng và nhấc máy điện thoại. Tôi muốn gọi cho cha tôi. Chỉ để nói với ông rằng: “Con yêu cha biết bao!”
cha và con, cha và con gái