Tết của những ngày năm cũ là tiếng pháo rộn rã, chỉ mâm cơm đoàn viên giản dị mà ngập đầy tiếng cười của đại gia đình cha mẹ, ông bà. Tết ngày nay lúc nào cũng tất bật, đủ đầy quà bánh, tiếng chúc tụng nhưng sao cứ thấy thiếu vắng một điều gì đó vẹn tròn…
Tết đủ mà thiếu
Tết bao giờ cũng tất bật, chẳng cần thôn quê hay thị thành. Nhưng giữa thời hiện đại, người ta đủ lo toan cho những ngày xuân đến. Đó là những ngày cuối năm chồng chất công việc mà ai nấy cũng đều canh cánh một danh sách dài những thứ cần chuẩn bị. Tết làm sao thiếu được bánh mứt, phong bao lì xì, mai đào trang trí, rồi nào quần áo mới, trang hoàng nhà cửa…Tất cả chỉ mong sao ba ngày xuân tràn ngập trong tiếng cười và một năm mới thật nhiều tài lộc, bình an.
Nhưng tiếng cười ngày Xuân ấy, niềm hạnh phúc tưởng chừng tròn đầy ấy dần dà theo thời gian đang nhạt vị. Vì lẽ, giữa một danh sách dài những niềm vui ngày Tết, ông bà cha mẹ - những người hiếm khi hiện diện trong đời sống thường nhật của con cháu, nay một lần nữa lại bị lãng quên, lẩn khuất trong cơ man những điều cần ưu tiên. Thế là đáp lại những mong ngóng mỏi mòn ở quê xa của ông bà cha mẹ là những hộp bánh mứt đắt tiền con cái gửi về quê làm quà, hay một vài cuộc điện thoại chóng vánh khi vùi đầu vào công việc cuối năm. Có thương, có nhớ, có mong con cháu mấy cũng đành ngậm ngùi nhìn con cháu qua mấy tấm hình cũ đã sắp phai màu. Những gia đình trẻ ở thành phố nói rằng họ có quá ít thời gian cho Tết nên dành sự ưu ái cho những chuyến chơi xa, cho những ngày nghỉ ngơi ít ỏi ở nhà.
Tự bao giờ ta quên mất Tết thực ra là cái cớ để sum vầy, để biết ta từ đâu mà lớn…
Sum họp là món quà quý nhất
“Tết cái gì chúng nó cũng gửi về đủ đầy, chỉ mấy đứa cháu, chỉ nụ cười của vợ chồng nó đã lâu chẳng thấy gửi. Lần cuối cùng tôi được vui chơi cùng mấy đứa cháu dịp Tết là mấy năm rồi không nhớ”, bà Nguyễn Thị Ba, quê Châu Thành, Bến Tre có con cái bận rộn việc thành phố đã ngậm ngùi chia sẻ.
Tết của ngày nảy ngày nay ở nhiều gia đình chỉ là những cuộc thăm hỏi chóng vánh, những mâm cơm đoàn viên thay bằng những buổi party, chén đũa chẳng mặn hơi người, bếp nhà không còn giữ lửa. Người già đôi khi bị bỏ quên ở một góc nào đó của cuộc sống và Tết trở thành một món quà xa xỉ, kề bên đó mà chẳng thưởng thức được vẹn tròn. Trong khi đó, người già như trẻ con, những dịp Xuân về Tết đến chẳng mong gì hơn gia đình sum vầy vui vẻ. Niềm vui của tuổi xế chiều chẳng gì hơn ngoài con cháu, Tết của người già chỉ về khi bước chân con trẻ lao xao đầu ngõ. Lòng người già chỉ ấm khi mâm cơm giao thừa vang vọng tiếng bi bô. Và tuổi già sẽ như trẻ lại mỗi sáng mùa Xuân thức dậy nhìn con cháu quây quần bên nhành mai khoe sắc xuân, bên phong bao lì xì ông bà run run mừng con cháu và móm mém nụ cười mãn nguyện. Đấy mới là vị Tết, vị của sự họp mặt, đoàn viên khi ta về nhà.
Chị Hà – một cô giáo đang sinh sống tại Tp. Hồ Chí Minh, bộc bạch “Quê Hà tận Trà Vinh, dù mỗi lần di chuyển cũng rất cực nhọc nhưng mỗi lần đưa con về thăm ngoại, ông bà cứ cười tít mắt, cháu cũng quấn quít ông bà. Mỗi tối trước khi đi ngủ, tôi hay thì thầm với cháu ngày xưa ông bà đã lo lắng cha mẹ như thế nào nên con cũng phải biết hiếu thảo, lễ phép với ông bà. Những lúc như thế, Hà mong con mình sẽ nhớ được cội nguồn và sau này khi cháu lớn lên cũng sẽ về thăm nhà như cách Hà đã làm”.
“Tết là về bên gia đình”, với ba mẹ, Tết chưa đến khi con chưa về. Hãy cùng OMO chia sẻ lời hứa “Tết là về bên gia đình” để mang tuổi xuân về bên ba mẹ và vui bước đường về nhà. Mỗi chia sẻ có cơ hội nhận thẻ cào 10.000 đồng giúp bạn báo tin xuân đến với gia đình tại http://www.omotet.com/