Trái ngược với hình ảnh xa hoa mà chúng ta thường mường tượng về Hồng Kông, có những khu ổ chuột mà ở đó, không gian sống của người lao động nghèo chẳng khác nào những chiếc lồng.
Đối với những người nghèo rớt mồng tơi như ông Leung Cho-yin thì nhà trọ chẳng khác nào cái lồng săt để nuôi thỏ. Người bán thịt cừu 67 tuổi này phải trả 105 bảng Anh (hơn 3 triệu VND) mỗi tháng để được sống trong chiếc lồng này.
Ông bị tâm thần nhẹ và đang sống trong chiếc lồng sắt rộng chưa đầy 1 mét vuông. Có hai chiếc lồng khác chất chồng trên lồng của ông
Một gia đình đang dùng bữa cùng nhau trong căn phòng trọ chật hẹp kiêm phòng ngủ, phòng bếp, phòng ăn và phòng khách
Những đứa trẻ đang làm bài tập về nhà trên một chiếc giường tầng trong khi bố mẹ chúng đang sinh hoạt ở tầng dưới. Có thể thấy hàng đống đồ đạc xếp chồng chất lên nhau và choán khắp nhà, chật cả góc tường và kẽ giường vì thiếu không gian. Căn hộ mà họ đang ở nằm trong khu ổ chuột nội thành Hồng Kông.
Một cụ bà đang ngồi trong nhà
Một cụ bà khác đang chuẩn bị bữa ăn cho gia đình
Người đàn ông độc thân với thu nhập ít ỏi nằm ngủ trong căn hộ chỉ lớn hơn chiếc giường của anh ta một chút.
Anh chàng thất nghiệp đang dùng bữa tối. Phòng trọ của anh ấy chỉ vỏn vẹn 8 mét vuông
Cụ ông vừa rửa bát vừa xem ti vi. Đây vừa là phòng bếp, vừa là phòng ngủ và phòng khách của ông.
Thật khó để phân biệt rõ ràng các không gian trong căn phòng nhỏ này của một cụ ông. Thức ăn, sách vở, giày dép, quần áo để lẫn lộn vào nhau, các kệ tủ cũng đan xen vào nhau
Ông Cheng Man Wai, 62 tuổi, đang nằm trong lồng sắt rộng 4 mét vuông, nơi mà anh ta gọi là “nhà” ở đất Hồng Kông này
Ông Yeung Ying Biu, 77 tuổi, đang dùng bữa cơm thanh đạm bên cạnh chiếc lồng sắt của mình
Ông Cheng Man Wai leo lên “căn hộ” của mình. Có khoảng 12 cái như vậy được nhồi nhét trong một căn hộ đổ nhát dành cho tầng lớp lao động phổ thông ở Tây Cửu Long.
Tại Hồng Kông có tới hàng chục nghìn ngôi nhà cho thuê kiểu này, với các lồng sắt xếp chồng lên nhau trong mỗi căn, diện tích mỗi “căn” chưa đầy 1 mét vuông.
Bà Lee Tat-fong, 63 tuổi, đang hi vọng bà và hai đứa cháu nhỏ sẽ có điều kiện để dọn khỏi căn buồng mà họ đang san sẻ với gia đình người hàng xóm. Nhưng hiện bà vẫn chưa biết đến bao giờ sẽ thực hiện được mong ước này.
Những căn hộ chật chội với nhiều gia đình sinh sống cùng nhau.
Nhà vệ sinh và phòng tắm được đặt ở một góc nhỏ trong căn phòng.
Phòng của các cô gái có phần gọn ghẽ và điệu đà hơn. Bên dưới chiếc giường tầng chính là phòng tắm của các cô, bên cạnh là bàn làm việc và đối diện là bếp.
Ông Kong Sui Kao ngồi trong “ngôi nhà sắt” của mình. Quanh ông còn có 19 “ngôi nhà sắt” khác.
Ông Tai Lon Po, 79 tuổi, đã sống trong chiếc lồng này trong 30 năm qua.
Cô bé Lee Ka Ying, 8 tuổi, sống trong ngôi nhà tựa chiếc hộp rộng 1 mét vuông cùng với mẹ.
Ông Yan Chi Keung đang ăn cơm hộp bên ngoài lồng sắt của mình. Những khu nhà như thế này hoàn toàn không có điều kiện để tự nấu ăn.
Ông Tai Lun Po đi ra từ phòng tắm công cộng, dùng chung với những người trọ khác.
Nguồn: The Coverage