Đời sống

Hà Nội: Người giữ hồn nghề làm mặt nạ truyền thống dịp Tết Trung thu

Trong căn nhà rộng chừng hơn 10 m2, vợ chồng ông Nguyễn Văn Hòa nhà số 73 Hàng Than, Hoàn Kiếm, Hà Nội vẫn đang miệt mài hoàn thiện những chiếc mặt nạ giấy bồi để phục vụ các em nhỏ khi một mùa trung thu nữa đang về.

Ông Hòa cùng vợ - bà Đặng Hương Lan - làm mặt nạ giấy bồi đã 36 năm. Ông Hòa cho biết, để làm ra một chiếc mặt nạ giấy bồi không hề đơn giản. “Để làm được cái phôi mặt nạ phải xé giấy nhỏ dán vào khuôn tỉ mỉ, cẩn thận để mặt nạ thật sắc nét. Xong đó phải đem phơi thật khô rồi mới quét sơn. Mà quét sơn nhiều chi tiết phải lần lượt từng chi tiết một. Mỗi ngày chỉ làm được 5 sản phẩm là cùng thôi”, ông Hòa nói.
Qua thời gian, 2 ông bà đã tạo dựng được thương hiệu riêng cho sản phẩm của mình, để giờ đây cứ nhắc đến mặt nạ giấy bồi là nhiều người nghĩ ngay đến địa chỉ 73 Hàng Than. Nhớ lại quãng thời gian làm nghề, bà Lan bảo cũng có nhiều chuyện vui buồn lắm. “Có đợt hàng Trung Quốc tràn sang, mặt nạ gia đình làm giá rất rẻ nhưng ế ẩm. Tuy vậy nhưng gia đình vẫn cố gắng giữ nghề và vẫn duy trì cho đến bây giờ”.
Những năm gần đây, mặt nạ giấy bồi của gia đình ông Hòa không chỉ bán ở Hà Nội mà còn xuất đi ra các tỉnh khác như Nam Định, Thái Bình, Nghệ An… Một số người người lên mạng đặt hàng và ông Hòa mang đến tận nhà. Ông bà tự hào có tất cả 21 mẫu mặt nạ và ngoài ra còn làm thêm những mẫu theo đơn đặt hàng.
mặt nạ giấy
 Ông Nguyễn Văn Hòa cùng vợ ngày ngày cặm cụi tô vẽ từng đường nét tỉ mẩn để cho ra đời những chiếc mặt nạ giấy bồi đúng chất truyền thống.
mặt nạ giấy
Mặt nạ giấy bồi là một thứ đồ chơi trung thu lâu năm nhưng đến nay tại Hà Nội chỉ còn duy nhất gia đình ông Nguyễn Văn Hòa và bà Đặng Hương Lan còn gắn bó.
mặt nạ giấy
Gần đến ngày Trung thu, đơn đặt hàng ông bà làm mặt nạ ngày càng nhiều.
mặt nạ giấy
Để làm ra một chiếc mặt nạ giấy bồi phải trải qua khá nhiều công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ, công phu. 
mặt nạ giấy
Đầu tiên, nghệ nhân phải xé giấy báo thật nhỏ, sau đó, lót một lớp giấy trắng vào khuôn xi măng đúc sẵn các khuôn mặt rồi bắt đầu dán. Cứ khoảng 5, 6 lớp giấy vụn sẽ được dán chồng lấp lên nhau, mỗi lớp được kết dính bằng một loại hồ đun chín từ bột sắn.
mặt nạ giấy
 Những chiếc mặt nạ sau khi dán xong sẽ được mang ra phơi khô tự nhiên. “Tuyệt đối không được sấy khô bởi sấy khô sẽ làm mất đi hình dạng của mặt nạ”, ông Hòa cho biết. 
mặt nạ giấy
Mẫu mặt nạ một nhân vật hoạt hình mới được ông Hòa sáng tác.
mặt nạ giấy
Khi mặt nạ đã được phơi khô, khâu tiếp theo là tô màu sơn cho chiếc mặt nạ thêm phần bắt mắt.
mặt nạ giấy
Bà Lan chia sẻ kinh nghiệm sơn màu cho mặt nạ: “Mỗi lần sơn chỉ được sơn một màu, càng nhiều màu thì càng nhiều lần sơn để đảm bảo màu sắc luôn được đẹp, không bị lem”. 
mặt nạ giấy
Mỗi năm khi trung thu đến, gia đình ông bà lại xuất ra thị trường trung thu khoảng hơn 2.000 chiếc mặt nạ. Mỗi chiếc mặt nạ có giá bán chung là 25.000 đồng.
mặt nạ giấy
Ngoài ra, ông bà còn có thêm loại mặt nạ chưa tô màu để phục vụ các em nhỏ thích vẽ. Loại mặt nạ này được các trường tiểu học mua rất nhiều để tổ chức các hoạt động vui chơi cho học sinh vào dịp Trung thu.
mặt nạ giấy
Ông bà cũng chia sẻ, đã có nhiều mặt hàng nhái (bên trái ảnh) mẫu mã sản phẩm của gia đình ông bà (bên phải ảnh) bán trên thị trường nhưng so về chất lượng, mẫu mã, màu sắc… còn kém xa.
mặt nạ giấy
Hàng chồng bao tải chứa mặt nạ đã hoàn thành chờ khách đến lấy.
mặt nạ giấy
Những chiếc mặt nạ giấy bồi là một nét đẹp truyền thống mỗi dịp đón Tết Trung thu của người Việt Nam.
aFamily

tết trung thu, đồ chơi trung thu, trẻ em, mặt nạ


      © 2021 FAP
        4,298,572       395