Yêu thích công việc ruộng đồng từ bé, cô gái trẻ 24 tuổi này đã từ chối lời mời về làm việc của quản lý một khách sạn 5 sao có tiếng tại Hà Nội để về công ty quy mô nhỏ hơn vì niềm đam mê: trồng rau củ sạch.
Một trong những người trẻ tuổi táo bạo dám từ chối lời mời đầu quân về khách sạn lớn để về làm cho công ty quy mô nhỏ hơn nhưng đúng lĩnh vực đam mê, đó là cô trợ lý giám đốc trẻ tuổi Nguyễn Thị Hải Linh, 24 tuổi.
Hàng ngày, tuy chỉ là
trợ lý giám đốc nhưng Linh luôn làm việc hết mình bằng niềm đam mê với rau củ. Đặc biệt, cô gái trẻ này không nề hà rời văn phòng để đến trực tiếp tham quan, làm việc cùng các vùng trồng rau hoặc xuống thị trường tìm hiểu trực tiếp các cửa hàng phân phối rau sạch của mình.
Nhờ lòng đam mê yêu nghề, khả năng làm việc độc lập, lên kế hoạch, xử lý tình huống tốt và chịu được áp lực công việc cao, Linh đã thành cô trợ lý đắc lực, cánh tay phải của sếp, được đồng nghiệp tin tưởng, quý mến. Mỗi công việc Linh đảm nhiệm là cả một sự trải nghiệm táo bạo nhưng cũng đầy chông gai, thử thách với chính bản thân cô gái trẻ này.
Cô trợ lý trẻ Nguyễn Thị Hải Linh, 24 tuổi
Khước từ lời mời hấp dẫn ở khách sạn 5 sao để theo đuổi đam mê
Cách đây mấy năm, ngay khi còn là sinh viên khoa Quản trị kinh doanh chương trình Đẳng cấp quốc tế (ĐH Kinh Tế - ĐHQG Hà Nội), cô sinh viên năng động Hải Linh đã đi làm thêm ở rất nhiều nơi. Trong quá trình học tập tại trường, như bao sinh viên khác, Linh cũng dự định sau khi tốt nghiệp sẽ làm việc cho các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam.
Năm cuối đại học, Linh đã có quá trình thực tập tại khách sạn 5 sao Hà Nội. Cũng trong thời gian này, Linh đã vinh dự nhận được lời mời, lời gợi ý từ
quản lý khách sạn để tiếp tục công việc tại đây sau khi kết thúc kỳ thực tập. Nhưng sau khi suy nghĩ, Hải Linh đã tự tinh từ chối lời mời làm việc ở môi trường hấp dẫn này.
Linh đã từng từ chối lời mời làm việc vào một khách sạn 5 sao Hà Nội
Nói về lý do từ chối công việc tại khách sạn 5 sao, Linh tâm sự: “Dù hơi luyến tiếc cơ hội được làm tại một trong những khách sạn bậc nhất song mình luôn hi vọng bản thân được làm các công việc mang tính thử thách hơn như start-up hay quản lý dự án. Với lại ngày ấy, dù chỉ đang làm thêm cho công ty quy mô nhỏ hơn song mình rất yêu thích công việc tại đây. Vì thế, mình đã quyết định về làm việc chính thức cho công ty nhỏ hơn nhưng đúng đam mê và sở thích của mình”.
Những ngày đầu được sếp thử sức ở vai trò Trợ lý Giám đốc, với Linh là cả một thử thách lớn. Dù đã quen với công việc từ khi còn làm thêm tại đây trước đó, dù được bố mẹ, bạn bè tin tưởng động viên nhưng cô gái trẻ này vấp phải không ít những khó khăn. Song với lòng yêu nghề, Linh đã làm quen và chẳng nề hà công việc mang tính thử thách cao này.
Để có cái nhìn tổng quan nhất về công việc đang làm và làm tốt được công việc của mình, nhiều lần, Linh tự động rời văn phòng để cùng các đồng nghiệp và cộng sự đi khảo sát và phân tích thị trường, nhu cầu của khách hàng đối với
rau sạch. Có lúc, Lúc Linh lại ngồi hàng ngày trên máy tính để đọc tài liệu tìm tòi nhiều mô hình sản xuất rau củ sạch từ các nước phát triển... Thậm chí, nhiều lần, Linh còn xin xuống tận các vùng sản xuất để tìm hiểu...
Để bắt tay tự cùng các cộng sự trồng rau củ sạch
Vượt qua khó khăn chồng chất vì yêu công việc
Những ngày đầu tiên mới bắt tay vào làm nông sản sạch, Linh mới thấy phải đối mặt với quá nhiều khó khăn. Khó khăn lớn nhất lúc ấy mà công ty Linh xác định là phải lấy được niềm tin của
người tiêu dùng. Do đó, Linh và các cộng sự phải nghĩ cách thuyết phục khách hàng sử dụng những rau củ sạch đảm bảo chất lượng trong khi đặc thù ngành hàng rau củ lại khó phân biệt thật giả.
Để giảm áp lực với công việc, ngay lúc đó, Linh đã xác định đây là một công việc dài hạn, luôn phải làm tốt và làm đúng để người tiêu dùng tin tưởng sử dụng rau sạch của công ty Linh. Và không phụ lòng người, chỉ trong 5 tháng, Linh cùng các đồng nghiệp đã góp phần đưa 70 đại lý rau củ sạch ra thị trường.
Trong quá trình này, có nhiều thời điểm cô gái trẻ đầy nhiệt huyết Hải Linh cũng cảm thấy mệt mỏi và nản chí:
“Khi bắt đầu tìm hiểu, có khi mình phải tự xuống vùng trồng rau để tập tành trồng rau sạch như một người nông dân thực thụ. Lắm khi rau trồng thử nghiệm bị sâu ăn hết, mình và mọi người thấy con nào phải bắt ngay con đó để phòng bệnh cho rau. Trước đó mình sợ sâu lắm. Vậy mà khi ấy, nhiều con sâu có hình dạng kỳ dị, mình vừa bắt vừa run, chân tay rụng rời nhưng vẫn phải lao vào bắt”.
Nhiều khi Linh tự nguyện rời văn phòng đi xuống vùng sản xuất để chứng thực tận mắt các công đoạn trồng rau
Lại có những thời điểm dù vùng sản xuất rau có hệ thống lưới che khá vững chắc nhưng không tránh khỏi bị ảnh hưởng khi mưa kéo dài liên tục và sâu bệnh nhiều. Do đó, rau không được xanh mướt, bóng mỡ như các loại rau trôi nổi trên thị trường. Lúc này, rau củ đơn vị Linh sản xuất hay bị khách hàng so sánh. Hay khi rau sạch sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu của đại lý và người tiêu dùng, khách hàng thường xuyên gọi điện cho nhân viên công ty vào 4-5h sáng đặt hàng và phản hồi. Để vẫn đáp ứng được khách, Linh được giám đốc giao tuyển gấp hàng chục nhân sự làm việc chuyên ca đêm để phục vụ, bộ máy hoạt động dường như luôn hết công suất.
“Những thời điểm như thế, mình rất mệt mỏi, thiếu ngủ liên tục và lo lắng vì công việc phát sinh quá nhiều. Thậm chí mình từng có ý định bỏ việc tìm một công việc khác, một ngành nghề khác ổn định, an nhàn hơn. Nhưng khi cầm trên tay mớ rau củ mà người dân đã phải gieo trồng chăm sóc lo lắng suốt thời gian dài, biết các bạn kỹ sư tại vùng sản xuất phải thức dậy từ 2h sáng để giám sát quá trình thu hoạch. Cùng với đó là niềm tin và hi vọng mà người dân tại vùng các vùng sản xuất mong muốn về một kênh đầu ra ổn định gần khiến mình cảm thấy không thể buông xuôi. Những lúc như vậy, mình lại tự lên kế hoạch, xốc lại ý chí để ổn định tinh thần làm việc” - Cô gái 24 tuổi chia sẻ những khó khăn làm cô từng dao động.
Nhiều khi cô trợ lý đã biến thành một nông dân thực sự khi trồng, bắt sâu cho những luống rau củ
Đặc biệt, khi đến những vùng
trồng rau sạch của đơn vị mình tạo ra, Linh có thể ngắm nhìn những luống rau lớn lên theo thời gian và ngồi cả ngày ngắm rau củ quả không biết chán. Càng vui hơn khi nghĩ sản phẩm rau sạch rõ nguồn gốc và giúp các gia đình có bữa cơm vẹn toàn đảm bảo sức khỏe.
Cứ thế, Linh vượt qua những khó khăn, rồi công việc cũng không còn lộn xộn và quá vất vả như trước kia dần đi vào quy trình khi những vùng trồng rau an toàn ở 4 huyện Thanh Trì, Hoài Đức, Đông Anh, Thanh Xuân - Sóc Sơn hoạt động ổn động. Mỗi vùng trồng rau này là cả 1 quy trình làm việc tỉ mỉ, tâm huyết, là đứa con tinh thần của Linh và các cộng sự.
Linh thường tự hào khoe về những thành quả đã gặt được trên FB của mình
“Mình vẫn thường coi đó là những đứa con tinh thần của mình. Vì mình cùng nhiều đồng nghiệp phải tự chọn vùng, tự trồng rau, giám sát sản xuất và đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng… Thực tế, những sản phẩm rau củ sạch của mình luôn được giám sát chặt chẽ sản phẩm từ đồng ruộng và phân phối tới tay khách hàng theo quy trình khép kín” – Linh tự hào khoe về thành quả đã gặt được sau bao nỗ lực.
Hiện nay, những loại rau củ sạch của Linh đã có mặt tại các
cửa hàng thực phẩm sạch, cửa hàng bán rau an toàn tại các chợ truyền thống và có phân phối tới tòa nhà văn phòng, khu chung cư với tổng sản lượng bán khoảng 5 tấn/ngày. Tháng 5 tới, những sản phẩm rau củ này sẽ có mặt tại chuỗi siêu thị lớn tại Hà Nội.
Với rau củ sạch của công ty Linh, khách hàng có thể truy xuất nhanh các thông tin về người trồng, ở đâu, đều được lưu trên hệ thống trên nhãn bao bì sản phẩm
Thời gian tới, để khách hàng đón nhận và biết tới những sản phẩm rau sạch của công ty làm ra nhiều hơn, cô trợ lý giám đốc xinh đẹp này nhận định: “Dù thời gian tới rau sạch có phân phối qua kênh nào đi chăng nữa thì sếp mình luôn cố gắng giữ một quan điểm sống và làm việc trung thực trong kinh doanh vì “Một lần bất tín, vạn lần bất tin”. Theo đó, Linh và các cộng sự sẽ tìm cách giữ vững niềm tin của khách hàng bằng chính chất lượng sản phẩm và sự hài lòng đối với dịch vụ.