Rất có thể, họ trông “không chăm chỉ” và không hăng say như những người khác chỉ bởi vì họ có những sáng kiến mới giúp hoàn thành công việc một cách nhanh chóng hơn.
Tại sao người lười lại là những nhân viên tốt nhất để thuê?
Trong thị trường lao động nói chung, có lẽ sẽ hơi “sốc” nếu như bạn biết rằng nhân viên của một công ty nào đó lại toàn là những người lười. Sao lại có thể như vậy được? Chẳng phải từ trước tới nay, bất kỳ ứng viên nào khi phỏng vấn đều “thế sống thề chết” rằng mình là người chăm chỉ và hết mình với công việc. Họ biết rằng đó là một điều hiển nhiên mà các nhà tuyển dụng đều mong đợi ở họ, bởi chỉ cần thừa nhận rằng mình là người không chăm chỉ, cơ hội việc làm ở ngay trước mắt sẽ tan theo mây khói dù hồ sơ có tốt đến mấy.
“Lười biếng” có thể được coi là cấm kỵ trong công việc từ xưa tới nay. Chẳng ông chủ nào lại muốn thuê những người lười cả, như thế chẳng phải tiền bạc của công ty đang bị lãng phí hay sao? Nhưng hãy thử nhìn điều này dưới một khía cạnh khác, có thể nó không quá tệ như bạn nghĩ.
Trước tiên cần hỏi tại sao bạn lại nghĩ rằng nhân viên đó lười biếng và xứng đáng ra đi. Tôi nghĩ nếu họ là kẻ lười tới mức không muốn làm việc, họ đã chẳng mất công ứng tuyển và đi tới tận đây để nhận công việc này.
Và dưới đây là những cách để tận dụng tối đa những người “có vẻ lười biếng” này:
Khi họ có vẻ thong thả trong khi cả nhóm đang làm việc cật lực, hãy mạnh dạn hỏi họ về vấn đề này. Rất có thể họ đã tìm ra một cách giải quyết vấn đề tốt hơn những người khác. Do đó, nếu tất cả những nhân viên khác đều học được cách làm đó từ “anh chàng lười” này, chẳng phải dự án đã tiến triển tốt hơn đó sao.
Khi họ trông có vẻ buồn chán, rất có thể nhiệm vụ mà bạn giao cho chưa vừa sức của họ. Hãy thử đưa ra một nhiệm vụ khác khó hơn một chút và nói chuyện thẳng thắn với họ, bạn sẽ thấy tinh thần hăng hái của họ ngay thôi.
Nếu sa thải, rất có thể công ty của bạn vừa bỏ qua một nhân tài đấy
Khi họ có vẻ lơ đãng, rất có thể công việc hiện tại chưa đủ khiến những nhân viên này bận rộn hoặc cũng có thể họ đang gặp phải một vấn đề nào khác. Đừng ngại trao đổi với họ về chuyện lơ đãng đó và hãy tiếp tục tin tưởng họ ở những dự án có cường độ cao hơn.
Khi họ có vẻ không muốn làm thực sự, hãy cho họ cơ hội để làm nhiều hơn. Tất nhiên nhiệm vụ và mục tiêu khó khăn nào cũng nên đi kèm với chỉ dẫn từ cấp trên (là bạn) để có thể giúp họ vươn xa hơn.
Khi họ có vẻ chậm chạp, hãy để họ tăng năng suất với một thời hạn sát hơn trong một lĩnh vực khác. Việc giúp đỡ nhân viên của mình học và phát triển thêm các kỹ năng mới sẽ có ích cho công ty của bạn trong tương lai đấy. Chưa kể họ sẽ nhận ra rằng mình đang nhận được sự giúp đỡ và quan tâm trực tiếp từ sếp của mình. Có nhân viên nào mà lại không thích điều này cơ chứ?
Có thể bạn vẫn còn băn khoăn về những điều trên, nhưng hãy nhớ rằng, ở đây tôi không nói về những nhân viên không đạt tiêu chuẩn nói chung. Nhưng trong số những người đạt tiêu chuẩn sẽ luôn có những người cần mẫn và những người ít chăm chỉ hơn. Còn tuỳ vào hoàn cảnh, nhưng đã là nhân viên thì chắc ai cũng từng trải qua những lúc bùng nổ thực sự và những lúc chậm chạp, xao lãng. Đừng mất lòng tin ngay vào họ nếu đó là lần đầu bạn thấy biểu hiện này. Hãy thử thách những người này với một cái gì đó khó hơn, bạn sẽ thấy họ trở nên “lợi hại” đến như nào.
Tác giả: Lolly Daskal là người có hơn 30 năm kinh nghiệm trong tư vấn và đào tạo nhân viên. Bà là một cây viết và một diễn giả nổi tiếng, và cũng là người sáng lâp ra Lead From Within, một công ty chuyên tư vấn về quản trị và lãnh đạo cho các công ty lớn trên thế giới. Khách hàng của bà bao gồm nhiều tập đoàn trong danh sách Fortune 500 và một loạt các tổ chức trong nhiều lĩnh vực khác nhau như hoá sinhm năng lượng, công nghệ và ngân hàng. |