Nếu bạn là một nhà quản lí, nhà lãnh đạo giỏi (hoặc chỉ cần bạn giỏi bằng ½ như bạn nghĩ) có lẽ bạn đã biết hầu hết những điều này nhưng hãy áp dụng chúng thường xuyên.
Đây là bài viết dựa trên quan điểm cá nhân của tôi nên bạn có thể chắt lọc những bài học cho riêng mình – Paul Morris, Giám đốc chiến lược tài chính Công ty Alix Partners LLP.
1. Không trung thực
Yếu tố trung thực rất quan trọng khi làm việc. Tôi không cần phải dày công nghiên cứu khoa học hay thực hiện khảo sát để biết về điều này. Vì vậy, tôi sẽ không đưa ra bất cứ viện dẫn nào để làm sáng tỏ vấn đề này, đây là một điều hiển nhiên. Hầu hết các nhân viên giỏi và những người có năng lực khác, họ đều trung thực trong công việc.
Cho nên, việc nói dối mọi người: từ đồng nghiệp đến khách hàng, nhà cung cấp chắc chắn là một hành động ngu xuẩn. Gian lận hóa đơn khách hàng, sổ sách, lừa gạt nhà cung cấp, phá luật, thậm chí chỉ “nói dối đôi lần”, tất cả những điều đó là nguyên nhân làm nhân viên nổi cáu và có thễ dẫn đến tình trạng nghỉ việc. Đừng nghĩ là họ không làm!
2. Đừng nói lời “Cám ơn”Nói lời “Cám ơn” tưởng chừng là việc đơn giản nhưng nó thực sự tạo ra sự khác biệt. Những cử chỉ nhỏ, thậm chí chỉ tỏ lòng cảm kích, ghi nhận sự hăng say làm việc, khuyến khích nhân viên, một phiếu quà tặng, một Email hay một lời nói tử tế đến nhân viên,… tất cả những điều nhỏ nhặt này tưởng chừng không có ý nghĩa nhưng nó lại tạo ra một thiện cảm cực kì tốt tới nhân viên của bạn.
Tôi khuyên các bạn nên cố gắng áp dụng chúng. Mọi người đều chú ý nếu ai đó được cấp trên khen ngợi. Thỉnh thoảng, tôi tự mình nấu một bữa trưa thật đặc biệt dành cho nhóm tôi khi nhóm đạt được một thành tích gì đó hay hoàn thành một dự án quan trọng, mọi người trong văn phòng sẽ cảm thấy ghen tức nhưng đó chính là điều mỗi thành viên trong nhóm tôi lấy làm tự hào.
Đến nỗi sau này, khi nhóm kết thúc được một mục tiêu quan trọng nào thì họ lại đùa với tôi: “Trưa nay sẽ được sếp đãi ăn gì đây?”
3. Bệnh thành tíchTôi từng làm việc trong một tổ chức, ở đó họ luôn sống với những thành tích đã bị vùi sâu trong quá khứ và họ coi đó làm điều tự hào. Tất cả chúng ta đều hiểu rõ họ rất giỏi, rất tài năng nhưng sống với bệnh thành tích đã khiến họ dần dần lùi lại trong công việc. Tôi đã rời khỏi tổ chức một lần sau khi họ quên đi giá trị của nó và ngừng nói về thành tích vì chẳng lâu sau tổ chức đó đã đổ vỡ.
Tôi cũng từng làm việc cho một Công ty mang bệnh thành tích, những người trong Công ty đó nói: “Bằng bất cứ giá nào thì mục đích cốt lõi của chúng tôi là để kiếm thật nhiều tiền cho ông chủ”. Bạn có thể thừa nhận rằng kiếm tiền là điều hiển nhiên nhưng thật tai hại khi bạn lại có ý nghĩ như trên. Khi tôi lập ra một nhóm thì tôi biết rõ điều mà tôi mong đợi từ nhóm và cách thức làm việc của nhóm. Chúng ta hãy xem xét yếu tố then chốt với nhau tùy từng thời điểm để cùng làm việc sao cho phù hợp.
4. Sợ phí thời gianĐối với những người có trách nhiệm, họ luôn luôn có ý chí cầu tiến và thực sự muốn những gì có lợi cho tổ chức. Họ có thể có những ý kiến khác nhau, họ sôi nổi để bàn tán và thậm chí tức tối hay nảy lửa về nó. Nếu bạn đang xem thường các mối bận tâm của nhân viên thì bạn sẽ không bao giờ trở thành một nhà lãnh đạo giỏi.
Cho dù bạn không thể thay đổi các chính sách hoặc quyết định, nhưng bạn có thể điều chỉnh cách thức làm việc để tối ưu hóa các tình huống dựa trên mối quan tâm của bạn. Chỉ những người thật lười biếng, tự cao, không đủ năng lực hay những nhà lãnh đạo mang tính bảo thủ thì họ không muốn nghe về điều này. Họ thực sự chẳng bận tâm!
5. Lờ đi sự trưởng thành và chuyên môn của nhân viênTrong công việc, người ta thường đánh giá một nhân viên dựa trên hai yếu tố: phát triển chuyên môn (các kĩ năng công nghệ, kiến thức công nghiệp, sự thành thạo, các chứng nhận về chuyên môn, đạo tạo chính quy, .v.v.) và phát triển cá nhân.
Tôi chỉ đề cập đến các kĩ năng lãnh đạo, những kinh nghiệm đời thường, sự chính chắn, ý thức, EQ, sức khỏe tổng quát. Những nhà lãnh đạo giỏi thường chỉ làm việc với nhau, vì vậy, nếu bạn muốn trở thành một nhà lãnh đạo ngay bây giờ hoặc trong tương lai, chắc chắn bạn sẽ phải tìm hiểu về những điều trên. Hãy để nhân viên rút ra bài học từ cuộc đời bạn, kể những câu chuyện hay về kinh nghiệm bản thân có thể là một cách tuyệt vời.
Giúp họ trở thành những người dày dặn kinh nghiệm và giỏi giang hơn, họ sẽ hiểu rõ giá trị này vô cùng. Ngoài ra, bạn phải hiểu rằng: sự nghiệp của nhân viên mình có tăng trưởng hay không? Vấn đề đó nằm ở chính nhà lãnh đạo, tức là ở chính bạn. Vì vậy, hãy đầu tư vào những người thật sự có tiềm năng và họ sẽ đền đáp lại cho bạn xứng đáng.
6. Thuê nhầm ngườiTất cả chúng ta đều biết một sự thật là để kiếm người phù hợp với công việc thật sự rất khó khăn, nhất là những người có tài năng. Chúng tôi biết điều này ảnh hưởng đến việc thuê nhầm người. Để đảm bảo người được thuê phù hợp với tổ chức của bạn, tôi đã phát hiện ra một quy trình tuyển dụng tương xứng với tổ chức và vai trò.
Quy trình tuyển dụng thường khó khăn. Hãy chấp nhận một thực tế: nửa giờ để “tìm hiểu về một người” hoặc thậm chí một tiếng đồng hồ thực sự là không đủ để biết nhân viên đó có đủ triển vọng để được tuyển dụng hay không? Trong Công ty, tôi được ưu tiên làm nhiệm vụ kiểm tra kĩ lưỡng nhân viên khi họ bước vào cửa, điều đó cho thấy nó quan trọng như thế nào.
Những người tài năng họ sẽ không cảm thấy khó chịu, vì họ thích sự thách thức và cạnh tranh. Hãy dành thời gian cần thiết để tìm hiểu những phản ứng của một người nào đó trước khi bạn thuê họ. Bằng cách này, những người tài chỉ muốn hợp tác làm việc với nhau.
7. Quản lí vi môMặc dù tất cả chúng ta đã quá rành trong vấn đề này nhưng tôi cũng phải nói. Thực tế, tôi đã từng thấy nó quá nhiều, nó không chỉ là quản lí vi mô cổ điển… Tôi đã từng bắt gặp những người đặc biệt, họ thực sự xuất sắc trong công việc, họ “im lặng” làm việc tận tình, cống hiến hết mình cho Công ty đến nỗi họ không còn cảm thấy bị thách thức hay gò bó. Tất nhiên, những người tài năng như vậy chẳng bao lâu sau sẽ tìm một nơi làm việc tốt hơn cho mình.
8. Chỉ tiêu thấpNhững người giỏi sẽ cảm thất nản lòng, muốn rời Công ty hoặc bất đắc dĩ tập thích ứng với những người yếu kém khi làm việc. Tôi đã từng thấy những người yếu kém được chấp nhận, khen thưởng, vỗ tay hoan nghênh và thậm chí là đề bạt lên chức.
Điều này gây ra một tác hại không hề nhỏ, nó ảnh hưởng đến tinh thần của nhóm, đến những người thực sự nỗ lực làm việc. Đưa ra chỉ tiêu cao, mặc dù họ không đạt được chỉ tiêu mong muốn nhưng hãy thúc dục, khuyến khích nhân viên làm việc. Chỉ ra những mục tiêu cần đạt được và ghi danh khen ngợi những người đã nổ lực vượt qua, tổ chức ăn mừng vì những thành quả mà họ gặt hái được. Điều này khiến người ta sẽ cố gắng thi đua với nhau và cùng cố gắng vượt qua những chỉ tiêu đề ra trong những lần sắp tới.
9. Lạnh lùng và thiếu sự quan tâmTất cả chúng ta không phải là những vật thể nên ai cũng có cho mình những tham vọng, những đấu tranh cá nhân, gia đình hay những vấp ngã, …v.v. Ông chủ mà tôi đặc biệt tôn sung là người rất hòa đồng, ông biết cả tên của vợ tôi, con trai tôi, tên con chó tôi nuôi và nhiều thứ nữa. Trước khi tôi làm việc với ông ấy, tôi đã gặp hai đứa con và vợ của ông.
Tôi còn nhớ như in nơi mà họ dẫn gia đình của tôi đi ăn tối. Tuy ông ấy không bộc lộ nhiều nhưng tôi cảm nhận được ông ấy rất quan tâm đến tôi như một đồng nghiệp (lưu ý phía trên của điều 5). Ông ấy là một người tử tế, khi tôi cần một người bạn để giải khuây, một ai đó giúp tôi giải quyết những rắc rối đang gặp phải thì tôi biết ông ấy là người có thể giúp tôi vượt qua những rắc rối đó.
Vì vậy, tôi rất trung thành đối với ông chủ của tôi. Những cách hành xử như vậy sẽ khiến nhân viên của bạn nể phục bạn hơn!
10. Hành động ngu xuẩn (thâm hụt tiền lương, xâm nhập vào đời tư, quấy rối…)Những hành động như vậy dễ khiến cho nhân viên của bạn cảm thấy khó chịu và có thể xin nghỉ việc. Có lần, tôi đã chứng kiến một Công ty trả lương thấp đối với một nhân viên tốt. Thậm chí, một nhà lãnh đạo kia đã nói với tôi rằng: “Nếu rời khỏi đây thì họ sẽ làm gì và đi đâu? Cơ hội kiếm việc là rất thấp”.
Đây là cách mà họ lí giải cho những hành động ngu xuẩn của mình. Nhiều năm trước, điều này đã xảy ra đối với tôi. Thật ra mà nói thì lúc đó tôi rất thất vọng và khiến tôi trằn trọc cả đêm, mặc dù năm đó tiền lương của tôi rất khá. Với tình trạng này thì chẳng lâu sau mọi người đều kiếm đến nơi khác để đi và đó là quyết định đúng đắn.