Đời sống

Bí quyết làm ít được nhiều của người Đức: 'Tắt Facebook trong giờ làm'

Làm cho ra làm, trao đổi thẳng thắn và xả hơi thoải mái giúp người Đức chỉ cần làm việc 35 tiếng mỗi tuần nhưng kinh tế vẫn mạnh nhất châu Âu

Bí quyết làm ít được nhiều của người Đức: 'Tắt Facebook trong giờ làm' 1

Nhắc tới Đức, chúng ta thường nghĩ ngay tới bia hay bóng đá. Tuy nhiên, không thể quên Đức với vai trò của một trong những đầu tàu kinh tế ở châu Âu. Ngày nay, Đức ngày càng thể hiện vai trò dẫn dắt nền kinh tế thế giới khi họ đưa châu Âu thoát khỏi cuộc khủng hoảng 2012. Đây cũng là quốc gia có nền công nghiệp phát triển bậc nhất.

Dù phát triển khoa học và kinh tế rất mạnh,chúng ta lạichưa bao giờ nghe tới điều thần kỳ của người kỹ sư Volkswagen như vẫn thường nghe về người kỹ sư Toyota hay Honda. Thay vì làm việc chăm chỉ cần cù để tạo ra kỳ tích như người Nhật, nước Đức lại được biết tới với luật bảo về quyền lợi người lao động cực kỳ nghiêm khắc và có thời gian làm việc trung bình ít hơn nhiều so với các quốc gia phát triển khác.

Vậy tại sao một quốc gia chỉ làm 35 giờ mỗi tuần, trung bình được 24 ngày nghỉ phép mỗi năm, lại là nơi có năng suất làm việc cao vượt trội so với các quốc gia khác?

Dưới đây là một số lý do mà trang Business Insider của Mỹ đưa ra, lý giải tại sao người Đức có năng suất mà đến người Mỹ cũng phải ghen tị:

Người Đức: “Làm việc là làm việc”

Trong văn hóa kinh doanh của Đuc, khi một nhân viên nói họ đang làm việc, điều đó có nghĩa là họ sẽ không làm gì khác ngoài công việc. Facebook, tán gẫn với đồng nghiệp, bình luận trên diễn đàn hay giả vờ làm việc khi sếp xuất hiện là những hành vi không thể chấp nhận.

Tất nhiên, ở Mỹ những hành vi này cũng sẽ bị quản lý trừng phạt nghiệp khắc. Tuy nhiên, điều khác biệt là tại Đức, kể cả đồng nghiệp của bạn cũng không bao giờ chấp nhận cách làm việc như vậy.

Trong bộ phim tài liệu “Make me a German”,một phụ nữ Đức trẻ tuổi đã nói cô ấy bị “sốc” trước văn hóa làm việc khi chuyển tới Anh.

“Tôi đã làm việc ở Anh trong kỳ trao đổi nhân viên … Tôi đã ở văn phòng và thấy mọi người suốt ngày ngồi tán gẫu những câu chuyện cá nhân … “Tối nay có kế hoạch gì không?”,... và suốt ngày đi uống cà phê”.

Cô gái người Đức tỏ ra khá ngạc nhiên với cách làm việc của người Anh. Cô cho biết, tại Đức, Facebook bị cấm sử dụng trong văn phòng. Thậm chí cả những email có nội dung riêng tư cũng không được phép.

Trao đổi thẳng thắn

Văn hóa làm việc của người Đức tập trung nhiều vào việc trao đổi trực tiếp. Trong khi người Mỹ thích các cuộc nói chuyện riêng và duy trì bầu không khí lạc quan, người Đức hiếm khi quanh co. Họ sẽ trao đổi thẳng thắn với quản lý về việc đánh giá hiệu suất công việc, đi thẳng vào vấn đề trong các buổi họp, và sử dụng những câu nói thẳng trực tiếp mà không cần nghĩ tới việc nói giảm, nói tránh. Chẳng hạn, người Mỹ sẽ nói: “Tốt hơn anh đưa cho tôi văn bản này lúc 3 giờ chiều”, người Đức sẽ nói: “Tôi cần văn bản này vào 3 giờ”.

Khi làm việc, người Đức tập trung và chăm chỉ hơn, vì vậy họ cũng đạt hiệu suất cao hơn trong thời gian ngắn hơn.

"Xả hơi"thoải mái

Người Đức làm được chơi được. Nếu trong thời gian làm việc, họ thực sự tập trung và chăm chỉ, thì đến lúc nghỉ ngơi, họ cũng nghỉ ngơi thực sự thoải mái. Cũng bởi văn hóa công sở rất khác biệt, nên người Đức không cần thiết phải tụ tập với đồng nghiệp sau khi đi làm về. Họ tách biệt giữa công việc và đời tư.

Chính phủ Đức hiện đang lên kế hoạch cấm gửi các email liên quan đến công việc sau 6 giờ tối để ngăn người sử dụng lao động bóc lột nhân viên của họ.

Để tận hưởng kỳ nghỉ, hầu hết người Đức có tham gia một Verein (câu lạc bộ) để gặp gỡ và chia sẻ sở thích với mọi người. Sở thích của người Đức xoay quanh thể thao, ca hát, leo núi, … và nhiều loại câu lạc bộ khác nữa.

Ngay cả những ngôi làng nhỏ nhất tại Đức cũng có những Vereinen để thu hút cư dân. Thay vì cắm đầu vào TV sau khi đi làm vè, hầu hết người Đức tìm tới cộng đồng cùng sở thích vớimình.

Người Đức cũng có số ngày nghỉ phép nguyên lương khá nhiều. Trung bình họ được trả nguyên lương 25 – 30 ngày nghỉ trong năm (Luật pháp Đức quy định là 20). Việc kéo dài kỳ nghỉ giúp các gia đình có nhiều thời gian bên nhau và đi chơi thoải mái hơn.

Chế độ thai sản lý tưởng

Nước Đức có hệ thống Elternzeit (thời gian nghỉ thai sản cho cả bố và mẹ) rất chặt chẽ để bảo đảm quyền lợi cho những gia đình có em bé. Vì bảo vệ quyền lợi ... quá tốt, hệ thống này cũng nảy sinhnhược điểmđó là nhà tuyển dụng có thể tránh tuyển dụng phụ nữ (vì sợ họ sẽ lợi dụng luật pháp để nhận được quá nhiều ưu đãi).

Nó cũng là một yếu tố khiếnĐức cũng là quốc gia có hệ thống quản lý mà nam giới chiếm đa phần. Dù Chính phủ đã có những bước để cân bằng lại tỉ lệ này, Đức vẫn là quốc gia có nam giới nắm vai trò lãnh đạo lớn nhất trong số các quốc gia phát triển.

Ở Đức không có khái niệm lao động tự do. Bất kỳ người lao động nào cũng phải ký hợp đồng với nhà tuyển dụng. Do đó, tất cả những người đã ký hợp đồng lao động được một năm đều sẽ nhận được ưu đãi từ hệ thống Elternzeit. Người lao động có thể được nghỉ tới 3 năm không lương mà không bị hủy hợp đồng. Họ chỉ “nghỉ thai sản”.

Với những người lao động làm việc bán thời gian trên 30 giờ/tuần, họ cũng sẽ nhận được những ưu đãi đầy đủ như những người làm việc toàn thời gian khi nghỉ thai sản. Các bậc cha mẹ có thể nghỉ làm tới một năm, cả 2 chứ không chỉ riêng người mẹ được hưởng đặc quyền này.

Ngoài ra, đểbảo vệ hợp đồng cho người lao động, Nhà nước cũng sẽ đứng ra chitrả 67% lương của họ (trung bình 1.800 euro/tháng) trong vòng 14 tháng. Các gia đình có thể tuy chọn họ muốn nhận tiền vào tháng nào.

Trang Business Insider kết luận, văn hóa làm việc của người Đức tỏ ra rấtkhác biệt. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều thứ có thể học hỏi từ họ. Chẳng hạn, việc họ có thể tách biệt hoàn toàn thời gian chơi và làm giúp họ có cuộc sống cần bằng hơn, không làm việc sau giờ làm giúp họ khỏe khoắn hơn khi quay trở lại công ty,...

Sao chúng ta không thử học tập họ, tắt Facebook đi và tập trung vào công việc, trao đổi một cách thẳng thắn để làm việc hiệu quả hơn, và tham gia hết mình vào cộng đồng sau giờ làm?


aFamily

      © 2021 FAP
        4,317,874       592