Đối với nhiều người, mạng xã hội facebook chỉ là nơi để trao đổi thông tin, chia sẻ hình ảnh, cảm xúc. Nhưng với một số người facebook đã mang lại "điều kì diệu" khi giúp họ thực hiện được ước nguyện tưởng chừng như không thực hiện được.
Gia đình đoàn tụ nhờ facebookCuộc "hội ngộ" bất ngờ và màu nhiệm sau 30 năm giữa ông Phong và con trai chỉ là những cuộc điện thoại đẫm nước mắt nhưng đầy hạnh phúc. Tháng 4 vừa qua, Michel đã sang Việt Nam để gặp người cha ruột mà 30 năm qua anh luôn khao khát được tìm thấy.
Tìm lại được ân nhân sau 8 nămNgày 29/3, trên trang cá nhân của mình, cô gái Đỗ Quyên Quyên (sinh năm 1990, quê Ninh Bình, hiện sống ở Hà Nội) đã viết một đoạn ghi chú dài với tiêu đề "Tìm chàng trai đã gặp trên đường cao tốc".
Theo lời kể của Quyên, cách đây 8 năm, trong một lần cô theo bố lên Hà Nội trở về Ninh Bình, xe bị hỏng trên cao tốc Pháp Vân. Trời tối, hai bố con cầu cứu sự giúp đỡ nhưng người đi đường không ai đoái hoài. Trong lúc tuyệt vọng, bố con Quyên gặp hai thanh niên, một người tên Kỷ, một người tên Hải. Biết hai bố con cần sự giúp đỡ, hai người đã giúp sửa sau đó là đẩy xe bằng chân suốt quãng đường 120 km từ đường cao tốc về Ninh Bình.
Sau 3 tuần, đoạn ghi chú của Quyên nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng với gần 2000 lượt chia sẻ trên trang cá nhân và khoảng 500 email gửi về giúp đỡ, động viên Quyên tìm kiếm hai thanh niên.
May mắn xảy ra khi chị Nguyễn Thúy (bạn thân của anh Kỷ) đã đọc được câu chuyện tìm kiếm ân nhân trên mạng, hiện đang sống tại TP.HCM chia sẻ cho anh. Anh Kỷ muốn gặp lại người cô em gái kết nghĩa nhưng do đi đánh cá ngoài biển nên nhờ chị Thúy liên hệ với Quyên. Ngày 15/4, Quyên đã liên lạc được với anh Kỷ và Hải. Một ngày sau, Quyên chia sẻ cô và bố mẹ đã trực tiếp gặp anh Kỷ ở Nam Định và đã hội ngộ cùng anh Hải tại Hà Nội.
Hai ân nhân của gia đình Quyên là Vũ Văn Kỷ (sinh năm 1983) và Ngọc Hải (1980) quê xã Hải Triều, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
Ấm lòng những lời kêu gọi từ cộng đồng mạng
Tháng 6/2014, để chia sẻ với người nông dân "được mùa, mất giá", vải có nguy cơ hỏng vì không bán hết, cư dân mạng đang đồng lòng, kêu gọi mua vải giúp đỡ người nông dân.
Theo nhiều người, hành động đó đồng thời còn là cách để mỗi cá nhân thể hiện lòng yêu nước. Người Việt Nam mua vải của Việt Nam vừa là nguồn hoa quả sạch, vừa “cứu” được bao gia đình người dân trồng vải.
Những lời kêu gọi mua vải ủng hộ người nông dân của cư dân mạng.
Trên các trang fanpage dành cho các bà mẹ, các hội, nhóm nấu ăn, khéo tay hay làm, chị em cũng chia sẻ cho nhau công thức ngâm vải, làm nước ép vải, phơi vải khô, làm mứt vải,... để có thể lưu giữ được lâu hơn. Nhờ những công thức này, mà chị em có thể thoải mái mua nhiều vải ủng hộ cho người nông dân mà không sợ ăn không xuể, vải để lâu sẽ hỏng, lãng phí.
Cộng đồng facebook cũng đã giúp đỡ nhiều hoàn cảnh khó khăn, mưu sinh đường phố. Như trường hợp của bé Thanh Tuấn, 26 tháng tuổi phải đi bán bột chiên với ông bà ngoại đã khiến cộng đồng mạng xúc động. Thông tin về hoàn cảnh của bé được một facebook-er đăng tải trên trang cá nhân, nhiều người đọc được thông tin đã rủ nhau đến ăn để ủng hộ ông bà của cậu bé. Sau 1 ngày sau khi bài viết được chia sẻ rộng rãi, Tuấn cùng ông bà ngoại đã nhận được nhiều quần áo, đồ chơi, quà bánh từ người dân Sài Gòn. Mọi người kéo đến ăn bột chiên ủng hộ ông bà dù phải chờ đến 1 giờ đồng hồ mới được ăn, do khách quá đông, nhưng tất cả đều vui vẻ chờ đợi.
Từ một bài viết về hoàn cảnh mưu sinh đáng thương của cậu bé 26 tháng tuổi từ facebook...