Đời sống

Những đứa trẻ ở chùa Bồ Đề biết kêu ai khi bị đánh?

Việc ngược đãi trẻ ở những cơ sở thiện nguyện không phải mới lần đầu bị phát hiện và chắc cũng không phải là vụ cuối cùng. Có lẽ, những sự kiện đau lòng ấy chỉ chấm dứt khi không còn ai bỏ rơi con cái nữa.

Những đứa trẻ ở chùa Bồ Đề biết kêu ai khi bị đánh? 1

Những đứa trẻ ở chùa Bồ Đề biết gọi ai khi bị đánh? Ảnh: Tienphong.

Về những đứa con

Thường thì khi bị đau, bị đói, bị mệt hay có cảm giác cô đơn, trẻ nhỏ sẽ khóc và gọi người chúng yêu thương, tin tưởng nhất. Khi ấy, những đôi mắt trong veo ầng ậng nước, những vòng tay bé nhỏ, yếu ớt sẽ mong được ôm chặt bố, mẹ, ông hay bà để vợi bớt nỗi sợ hãi trong lòng, để cảm thấy được yêu thương và che chở.

Nhưng các em. những đứa trẻ "bị bỏ rơi" từ lúc mới lọt lòng phải gọi ai khi cảm thấy cần được ỗm ấp, vuốt ve hay dỗ dành? Chắc chắn chúng không thể gọi mẹ, bởi vì chẳng thể cầu cứu một người mình chưa bao giờ gặp mặt. Cũng chẳng thể gọi cha, vì người đó dù hiện hữu trong từng milimet thân thể chúng nhưng lại rất vô hình.

Một chị Y tá ở bệnh viện nói với tôi rằng có những đứa trẻ nhiễm HIV được chăm sóc tại cơ sở từ thiện không biết nói dù đã lên 3 và không bị khuyết tật về trí não, thính giác hay phát âm. Nguyên nhân duy nhất để những đứa trẻ ấy không thể nói là vì chẳng có ai cho chúng cơ hội . Người ta cho chăm sóc chúng qua những đôi bao tay dầy chứ không phải bàn tay mềm mại , người ta nhìn chúng bằng ánh mắt thương hại chứ không phải thương yêu. Và hơn tất cả, người ta không phải là cha, là mẹ hay ai đó có đủ tình yêu để ôm chúng vào lòng để chúng không còn sợ hãi.

Những đứa trẻ ở chùa Bồ Đề biết kêu ai khi bị đánh? 2

Con chẳng thể gọi "mẹ ơi" khi con buồn hay sợ hãi. Ảnh: Tienphong

Về những bà mẹ lỡ lầm
Rất nhiều người chê trách những bà mẹ bỏ rơi con cái khi chúng vừa chào đời. Nhưng tôi nghĩ, họ làm vậy đôi khi chỉ vì không còn cách nào khác. Quá nhiều định kiến với những cô gái trẻ làm mẹ đơn thân. Quá nhiều lời thị phi, dè bỉu với những phụ nữ không chồng mà lại có con. Và hơn tất cả, rất rất nhiều chị em không thể lo nổi một bữa cơm cho mình thì làm sao tính đến chuyện nuôi con?

Sự đói khát, khốn khó, tội tình đến cùng cực làm sao còn đủ chỗ cho sĩ diện, thơm tho, sạch sẽ hay thậm chí là tình mẫu tử?

Tôi biết, nhiều người sẽ nhủ thầm là "đói cho sạch, rách cho thơm", rằng "nếu mình ở vào hoàn cảnh đó thì mình không bao giờ làm thế". Nhưng sự trói buộc của chúng ta với hoàn cảnh là khác nhau thì làm sao có cùng cách giải quyết ? Chúng ta có thể không phải chứng kiến những ông bố, bà mẹ coi con là của nợ, không phải chứng kiến sự trừng phạt ghê gớm của gia đình, những định kiến nặng nề của cộng đồng với những cô Thị Mầu không chồng mà chửa. Chúng ta cũng không có những nghịch cảnh khiến mình luôn nghĩ rằng cho con đi là tốt hơn để chúng ở với mình.

Lỗi lầm là những điều có thể thay đổi được, nên tôi chỉ muốn nói là những bà mẹ đó đã mắc "lỗi lầm".

Những đứa trẻ ở chùa Bồ Đề biết kêu ai khi bị đánh? 3

Có thể làm gì khác ngoài việc đưa cho những đứa trẻ miếng cơm, cốc sữa? Ảnh: Tienphong.
Về những người chứng kiến.
Rất dễ dàng để chúng ta mang một khoản tiền đi từ thiện. Càng dễ dàng hơn khi chúng ta phản đối những bà mẹ bỏ con, những bảo mẫu đánh đập lũ trẻ không phải con mình. Nhưng làm sao giúp những bà mẹ không bỏ rơi con, làm sao để hỗ trợ những bà mẹ đơn thân có đủ tự tin và kinh tế để nuôi con mới thực sự là điều khó khăn và cần chia sẻ.

Và để làm được điều đó, chắn chắn không thể chỉ mang "cá" đến cho bọn trẻ mà còn cần tạo cho bố mẹ chúng những cái "cần câu", giúp tự lực cánh sinh, nuôi mình và nuôi những đứa trẻ "của mình".

Tôi không khuyến khích tất cả phụ nữ trở thành mẹ đơn thân, nhưng nếu còn một người như thế, tôi mong là họ sẽ được giúp đỡ để có thể tự tin ôm con trong tay.
<!--[if !supportLineBreakNewLine]-->
<!--[endif]-->
aFamily

      © 2021 FAP
        3,848,905       706