Để phân biệt, người tiêu dùng cần chú ý, mít bị tiêm hóa chất ăn vẫn ngọt nhưng phần ngoài bị sượng. Có quả bị tiêm thuốc quá tay nên chín nhũn, nẫu hết ruột.
Bơm hóa chất vào mít
Để thu hoạch sớm bán giá cao, nhiều chủ hàng bán mít đã sử dụng một số hóa chất nhằm kích thích. Dù mít đang non, nhưng chỉ cần nhỏ vài giọt hóa chất vào trong trái, ngày hôm sau, mít non, vỏ cứng, chưa có mùi thơm đồng loạt thành mít chín “hảo hạng”.
Chúng tôi lấy một quả mít chưa già, cắt cuống và nhỏ vài giọt hóa chất vào. Quả thật, chỉ sau 2 ngày, quả mít đang non nhưng đã chín. Qua quan sát, chúng tôi thấy vỏ mít cứng, xanh non chứ không chuyển màu nâu, gai mít dày, nhọn, cứng và thân không tỏa ra mùi hương ngào ngạt như mít chín tự nhiên.
Tuy nhiên, toàn bộ bên trong các múi đều chín vàng. Mang mẫu thuốc ra các cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật hỏi mua, hầu hết đều cho biết loại này được bán với giá chỉ 2.000 đồng/lọ. Họ cũng không biết đó là thuốc gì, chỉ biết là thuốc làm chín trái cây.
Trước đây cũng đã rộ lên thông tin mít được tiêm hóa chất để kích thích chín ép. Bộ NN&PNT đã tiến hành kiểm tra, phát hiện loại thuốc ép chín là ethaphon. Đây là hóa chất điều hòa sinh trưởng thực vật. Trong thực vật, ethephon được chuyển hóa thành ethylen là chất điều hòa sinh trưởng thực vật và thúc chín trái cây. Ethephon thường được sử dụng trên lúa mì, cà phê, thuốc lá, bông và lúa.
Kết quả điều tra cũng cho thấy, nhiều người pha loãng ethephon rồi nhúng quả vào dung dịch trên trong 3-4 phút. Vớt quả ra, để ráo rồi ủ sớm. Sau 2-7 ngày, tùy từng loại, quả sẽ chín đồng loạt, mã quả đẹp đồng đều, tỷ lệ quả thối hỏng rất thấp. Tại Việt Nam, ethaphon chưa được phép sử dụng để làm chín trái cây.
Các nghiên cứu khoa học về độc tính của ethephon chỉ ra rằng, chất này gây kích ứng mắt khiến mắt xót, đỏ, tác động trực tiếp lên da gây ăn mòn, sưng tấy và đỏ da. Khi bị ngộ độc ethephon, nạn nhân thấy khát nước, khó nuốt, cảm thấy yếu, ói mửa đôi khi có máu, cảm giác ngứa ngáy ở miệng, cổ họng hay mũi; cảm giác cháy rát da và có thể làm hỏng mắt vĩnh viễn. Đây là chất không có trong danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng theo quy định của Bộ Y tế.
Bà Nguyễn Thị Nhung - Trưởng Bộ môn thuốc, cỏ dại và môi trường, Viện Bảo vệ Thực vật, Bộ NN&PTNT cho biết, hầu hết các loại thuốc này được nhập lậu từ Trung Quốc. Hiện Việt Nam không có đơn vị nào được phép sản xuất và không nằm trong danh mục hóa chất được phép sử dụng tại Việt Nam và như thế nó thuộc hóa chất độc hại.
Cũng theo bà Nhung, hiện nay nông dân có thể tiêm nhiều loại hóa chất khác nhau thuộc nhóm etilen hoặc metilen, trong đó chủ yếu là chất ethephon để kích thích mít chín nhanh. Tuy nhiên, việc sử dụng hóa chất này rất tùy tiện, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
Bằng mắt thường, người tiêu dùng không thể phân biệt được mít nào bị tiêm hóa chất thúc chín ép, mít nào không. Bởi khi chín múi đều có màu vàng. Hơn nữa, việc xác định cũng khó do phải bổ cả quả ra mới có thể nhận biết được.
“Quả mít chín tự nhiên thì thân rất mềm, mắt mít nở ra, gai không nhọn và thưa so với lúc còn xanh, có quả chín quá còn bị nứt, mùi rất thơm. Một quả mít mà gai nhọn, cứng, dày thì không thể có chuyện chín một cách bình thường.
Huy hướng dẫn: Mỗi quả mít chỉ cần cho vài giọt này thì chỉ 2 ngày sau là chín hết. Khi đã quen, mình muốn lấy mít chín vào ngày nào thì căn liều lượng. Ví dụ, muốn nhanh chín để nguyên lọ nhỏ vài giọt vào, còn muốn lâu hơn thì pha loãng ra.
Nói rồi, Huy ngồi xuống làm luôn. Huy lấy dao cắt vỏ lọ thuốc, rồi cắt sâu cuống mít 2-3cm, sau đó nhỏ vài giọt hóa chất vào cuống. Sau đó, Huy lấy nilon bọc kín cuống lại. “Chỉ tối mai là chín, không tin anh có thể đánh dấu, mai lên kiểm tra. Nếu sai tôi chịu mất 1 triệu đồng”, Huy khẳng định.
Huy cũng cho biết, khi nhỏ hóa chất phải cẩn thận, đeo găng tay. Nếu để hóa chất rớt vào tay thì chỉ có cháy tay. Hơn nữa, việc bơm hóa chất vào mít phải đúng liều lượng. Nếu cho nhiều quá, mít chín nhanh có thể bị hư; bơm ít, mít chín không đều sẽ bị đắng và sượng.
“Trước đây chưa có thuốc, cứ phải chờ chín mới bán được nên mất giá. Có thời điểm chỉ 2.000 đồng/kg, cả quả mít to như cái thúng cũng chỉ bán được hơn 20.000 đồng. Bây giờ có thuốc làm đỡ tốn công, gọn nhẹ, hơn nữa, chỉ làm đầu mùa nên được giá. Như hiện tại giá bán là 15.000 đồng/kg. Tính ra, mỗi quả mít lên tới cả trăm ngàn đồng, có quả còn hơn.
Cũng theo Huy, loại này còn nhẹ, còn loại nặng hơn, độc hơn rất nhiều nên không dám dùng. Hai loại hóa chất này đều của Trung Quốc, bán tại các cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật với giá 2.000 đồng/lọ. Khi mít chín, bản thân Huy và gia đình cũng không dám ăn bởi sợ độc.
“Không chỉ nhà tôi, hầu hết các điểm bán mít giờ đây đều dùng loại thuốc này. Chứ giờ đâu đã vào mùa đâu mà mít bán đầy đường như hiện nay. Nếu anh không tin, cứ cầm lấy một lọ về thử cho biết”, Huy nói.