Đời sống

Chân dung nữ tướng cướp mở lớp dạy học

Lăn lộn giang hồ và trở thành cầm đầu băng cướp đánh thuê từ khi còn trẻ. Ra tù, Nguyễn Thu Hà mở lớp dạy miễn phí cho trẻ em thiệt thòi.

Tuổi thơ

Nguyễn Thu Hà (34 tuổi, ở Tô Hạp, Khánh Sơn, Khánh Hòa). Tuổi thơ của Nguyễn Thị Thu Hà là chuỗi những tháng ngày bất hạnh với những trận đòn và cãi vã từ bố mẹ.

Chân dung nữ tướng cướp mở lớp dạy học 1
Thu Hà khi còn là một đứa trẻ.

Năm 6 tuổi cha của Hà lao vào nghiện ngập ma túy, bán sạch gia sản để hút chích. Người mẹ cũng vì chán chồng mà sa ngã và có bồ nhí, Hà bắt đầu phải nếm trải những tháng ngày cay đắng.

Trong kí ức tuổi thơ của Hà chỉ là những trận cãi vã, nhiếc móc và đánh lộn của cha mẹ. Ngày ngày chứng kiến cảnh cha mẹ đánh chửi nhau, một đứa trẻ chưa đủ sức thấu hiểu hay can ngăn nên chỉ còn biết nép vào xó nhà và khóc nấc.

Để có tiền cho những cơn nghiện ngập của mình cha Hà mang sổ đỏ nhà đi cầm cố và bán sạch mọi đồ đạc trong nhà và ôm tiền bỏ đi biệt xứ. Chẳng bao lâu mẹ cô cũng theo chân người đàn ông lạ về TP.HCM.

13 tuổi ông bà ngoại qua đời, Hà bắt đầu những tháng ngày đi bụi. Hà nhớ lại " Trước lúc mất, ông bà ngoại định gửi tôi vào trung tâm bảo trợ xã hội nhưng tôi không thích nghi được cuộc sống ở đó. Hơn nữa, ở tuổi 13 nhưng tôi đã già dặn hơn so với tuổi rất nhiều, tôi định về TP.HCM kiếm việc mưu sinh nhưng người ta chê tuổi nhỏ không nhận"

Sau hai năm lang thang đi bụi khắp các đầu đường xó chợ ở TP.HCM, cuộc sống quăng quật nơi đất khách, trên những vỉa hè đã nhồi nhét cho cô những bài học của đám lưu manh.

Khi bước vào tuổi 15, sau một lần bạo gan theo đám đàn chị đi trộm sắt trong một công trình xây dựng thành công, thấy việc kiếm tiền này quá dễ dàng nên Hà tách ra khỏi đám anh chị bắt đầu lên kế hoạch thực hiện các phi vụ ăn cắp.

Sau nhiều vụ trộm trót lọt, năm 16 tuổi Hà bị tóm gọn trong khi cùng đồng bọn đang cưa thép trong một công trình xây dựng cầu đường. Bị đưa đi cải tạo hai năm.

Tuy nhiên sau 2 năm cải tạo, Hà lại tập hợp một số thành phần bất hảo lên Buôn Ma Thuột đi đòi nợ thuê và chém mướm. Không những đòi nợ thuê theo kiểu du côn mà Hà còn đi cướp.

Lúc này danh tiếng của nữ tướng cướp nổi như cồn. Các đàn em thuộc thành phần bất hảo tung hô là “Hà tướng cướp”, “Hà thủ lĩnh” khiến Hà càng thêm hãnh diện trước đám đàn em và tiếp tục khẳng định “đẳng cấp” của mình bằng những vụ cướp táo tợn.

Trong một lần cướp cửa hàng điện tử, Hà đã bị bắt và lĩnh một lúc hai tội danh “cướp của” và “cố ý gây thương tích”. Thụ án trong trại giam được 3 năm, Hà vẫn ngựa quen đường cũ. Ra tù, Hà quay về Nha Trang hoạt động.

Với những kinh nghiệm giang hồ có được, Hà nhanh chóng trở thành kiều nữ có số má ở phố biển. Nhưng rồi lưới pháp luật thưa nhưng khó thoát, những hành động phi pháp của Hà tiếp tục bị trừng trị bằng bản án 3 năm tù giam.

Quyết tâm làm lại cuộc đời

Vào tù lần này, được cán bộ trại giam khuyên nhủ, Hà chợt nhận ra cuộc đời của mình cũng chưa phải đến mức quá muộn màng để quay đầu lại.

Chân dung nữ tướng cướp mở lớp dạy học 2
Để xoa dịu ký ức buồn tuổi thơ, lúc rảnh Hà lại đến với những đứa trẻ vùng sâu

Hà bảo: “Vào trại giam lần này, thấy nhiều người còn có tuổi thơ bị đát hơn mình. Lần này mới thấm tháp cuộc sống tự do đáng quý đến nhường nào.

Chưa đầy 30 tuổi mà mấy lần vào tù ra tội nghĩ cũng chán ghét chính mình lắm. Bao nhiêu lần xưng hùng xưng bá rồi cũng chẳng thể thoát được pháp luật. Điều này trước kia tôi không bao giờ nghĩ được”. Chính vì ý nghĩ này mà Hà quyết tâm cải tạo để làm lại cuộc đời khi chưa quá muộn màng.

Cách đây hơn 2 năm khi được đặc xá ra tù trước thời hạn, để lấy lại cân bằng trong cuộc sống, Hà đi làm công nhân một năm, vừa làm cô vừa học thêm nhiều kiến thức trong xã hội.

Có một số vốn nhất định, quay về mảnh đất bà ngoại cho năm xưa, cô trồng mỳ ở đó. Thời gian rảnh cô đi đến các trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi dạy chữ và các trò chơi cho các em. Học sinh ở các bản làng trong các huyện miền núi ở Khánh Hòa cũng được cô tìm đến dạy miễn phí.

Hà tâm sự lấy lại cân bằng cho cuộc sống bằng cách này cũng khiến tôi rất vui. Có những bản làng tôi đến thấy các em nheo nhóc thì tập hợp lại mượn nhà văn hóa của thôn bản dạy các em đánh vần chữ và ca hát. Thấy cuộc sống lại như tràn đầy ý nghĩa.

Có đợt suốt hai tháng trời tôi cứ đi xuyên từ bản này sang làng khác để làm việc này. Những người đồng bào Rắk Lây họ cũng rất quý mến và xem như người trong nhà. Chính những lúc như thế tôi như tìm lại được những ý nghĩa và niềm an ủi để xóa đi những vết hằn không mấy tốt đẹp của tuổi thơ đầy sóng gió của mình.

aFamily

      © 2021 FAP
        3,854,826       763