Đời sống

Xót xa bé sơ sinh phải mổ 2 lần trong 1 tháng, chỉ còn da bọc xương

Bị dị tật tắc ruột từ khi mới sinh và đã trải qua 2 ca phẫu thuật gắn hậu môn nhân tạo, từ khi sinh ra, bé chưa thể bú mẹ mà chỉ được truyền dịch để duy trì sự sống.

Ngày 4/4/2014, Khoa chuyên sâu sơ sinh của Bệnh viện Nhi đồng 1 tiếp nhận một bệnh nhi tên Nguyễn Hoàng Nghĩa (sinh ngày 21/3/2014) trong tình trạng bé xanh xao, da đầu bị lở loét, nhiễm trùng đường huyết và máu nhiễm nấm.

Qua chẩn đoán cho thấy bé bị dị tật tắc ruột và được phẫu thuật lần 1 tại Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang sau đó chuyển lên BV Nhi Đồng I. Tại đây, các bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành phẫu thuật lần 2 và gắn hậu môn nhân tạo vào phần bụng cho bé.

Nhưng sau một tháng nằm viện truyền dịch và điều trị, tình trạng của bé ngày một tệ hơn. Từ 2,7 kg lúc mới sinh, bây giờ bé chỉ còn 1,9 kg. Da mặt, đầu bị nhiễm trùng nặng, bắt đầu đổi màu. Nhìn thấy bé ốm yếu, xanh xao, không thể ăn uống mà luôn nôn ói mật xanh do truyền dịch suốt từ lúc mới sinh, các y bác sĩ và nhiều bà mẹ chăm con ở viện không khỏi thương xót...

Tiếp xúc với mẹ của bé Nghĩa, chị Đỗ Tú Phụng (29 tuổi, quê ở Kiên Giang) nghẹn ngào chia sẻ: "Hai vợ chồng tôi lấy nhau được một năm, lúc tôi mang thai, cả gia đình đều vui mừng, tôi siêu âm cũng không thấy thai nhi có biểu hiện gì lạ. Rồi sinh ra thấy con như thế này, hai vợ chồng chỉ biết ôm nhau mà khóc. Lúc con phải phẫu thuật cắt ruột, tôi xót lắm. Người lớn như mình còn thấy đau đớn khi phải phẫu thuật mà thằng bé mới sinh chưa tròn tháng phải lên bàn mổ 2 lần".


Ba của bé là anh Nguyễn Văn Trung, nhân viên tiếp thị, hiện đã trở về quê để vay mượn tiền người thân, hàng xóm. Trong thời gian nằm viện tại Bệnh viện đa khoa Kiên Giang, chi phí điều trị, phẫu thuật và tiền thuốc cho bé đã lên đến gần 14 triệu đồng.

Một tháng nằm viện tại Bệnh viện Nhi đồng 1, chi phí có lẽ sẽ còn cao hơn rất nhiều. Chị Phụng ở nhà làm nội trợ, thu nhập chính vẫn do một tay anh Trung gánh vác.

"Số tiền nợ bà con xóm làng để chạy chữa cho bé cũng đã lên đến vài chục triệu không biết khi nào mới có thể trả được. Nhưng vợ chồng tôi không lo chuyện đó, giờ bằng mọi nỗ lực chúng tôi phải cố gắng để giành lại sự sống cho con trước đã." - Chị Phụng nói.

Xót xa bé sơ sinh phải mổ 2 lần trong 1 tháng, chỉ còn da bọc xương 1
Chị Phụng đang xem lại hồ sơ khám bệnh và các khoản chi phí phải trả cho con khi xuất viện.

Xót xa bé sơ sinh phải mổ 2 lần trong 1 tháng, chỉ còn da bọc xương 2
Bé Nghĩa hiện đang nằm trong phòng cách ly, cứ cách 3 tiếng bé lại được mẹ vào thay áo, thay ga giường, sau đó hai mẹ con lại không được nhìn mặt nhau và bé phải trải qua cơn đau một mình trong phòng bệnh.

Xót xa bé sơ sinh phải mổ 2 lần trong 1 tháng, chỉ còn da bọc xương 3
Lần nào chị Phụng được vào chăm sóc cũng thấy đôi mắt bé như rơm rớm nước mắt, lòng chị càng đau đớn hơn khi tiếng khóc rên của bé cũng khò khè, yếu dần từng ngày.

Xót xa bé sơ sinh phải mổ 2 lần trong 1 tháng, chỉ còn da bọc xương 4
Bụng của bé bị phình chướng, đôi chân teo tóp và bé thường xuyên nôn ói ra mật xanh.

Chị Phụng chia sẻ: "Từ lúc con chào đời tới nay, được ở bên mẹ lâu nhất là lúc tôi ẵm con trong chuyến xe chuyển viện từ Kiên Giang lên Tp HCM. Rồi sau đó con bị cách ly. Nhìn cảnh người ta bồng bế con trẻ, chăm sóc, tắm rửa, cho bé uống sữa mà tôi tủi thân lắm. Nhiều khi muốn ẵm bé lên ôm vào lòng nhưng sợ lại làm hỏng những dây nhợ gắn trên người, gây nguy hiểm tính mạng của con".

Xót xa bé sơ sinh phải mổ 2 lần trong 1 tháng, chỉ còn da bọc xương 5
Đã hơn 1 tháng tuổi nhưng bé Nghĩa đang yếu dần, chỉ còn 1,9 kg.

Gia đình chị Phụng vẫn mong chờ một phép màu. Bà ngoại của bé nuốt nước mắt nói: "Tôi thương hai vợ chồng nó nghèo khổ, thương cháu nhỏ phải chống chọi đau đớn từng ngày. Những tưởng sinh con, có một mái ấm như bao người. Vậy mà... Một tháng nay tôi ăn chay để cầu mong cháu có thể vượt qua được".

Mọi thông tin liên lạc để giúp đỡ bé Nghĩa xin liên hệ:

Chị Phụng: 01299998385
Hoặc chuyển khoản vào số Tài khoản của anh Trung, là bố của bé
Nguyễn Văn Trung, STK: 0109150387, Đông Á Bank.

aFamily

      © 2021 FAP
        4,066,393       667