Vợ đánh ghen bị chồng "lên gối" ngay giữa phố; Sợ đen, hai chú rể quyết đổi hoa cưới, hay Kinh hoàng vụ bố đẻ dùng điếu cày đánh con, khả năng 99% không qua khỏi... được độc giả quan tâm nhất.
Vợ đánh ghen bị chồng hành hung ngay giữa phố
Ngay sau khi được đăng tải, clip đã nhanh chóng được các cư dân mạng truyền tay nhau. Ai cũng tỏ ra bức xúc trước hành động hung hãn của người đàn ông trong clip. Được biết, đoạn clip này được quay trên đoạn đường Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội.
Khi phát hiện ra chồng cặp bồ, người vợ đã chặn đường và định đánh bồ của chồng. Đoạn clip ghi lại cảnh người chồng liên tục có hành vi đe dọa và đánh đập vợ.
Khi phát hiện ra chồng cặp bồ, người vợ đã chặn đường và định đánh bồ của chồng. Đoạn clip ghi lại cảnh người chồng liên tục có hành vi đe dọa và đánh đập vợ.
Xem clip này, cộng đồng mạng tỏ ra vô cùng phẫn nộ, bức xúc trước hành động dã man của người chồng.
Bạn Phùng Mai chia sẻ trên mạng xã hội: “Không biết nếu rơi vào hoàn cảnh của chị, tôi sẽ làm gì. Nhưng tôi khuyên chị một điều rằng hãy từ bỏ người đàn ông này, đừng níu kéo làm gì. Giữa thanh thiên bạch nhật, anh ta dám ngoại tình rồi chà đạp không thương tiếc chị thì chị tiếc làm gì”.
Bạn Duy Mạnh lại tỏ ra thông cảm với người chồng: "Xem clip, tôi thấy chị vợ cũng có cái sai. Các cụ có câu rằng ‘đóng cửa bảo nhau’ cấm có sai. Tôi nghĩ chị nên nói chuyện với chồng hơn là theo dõi rồi làm xấu mặt anh ta giữa đường. Đàn ông ai cũng có sự tự trọng, anh ta sai là điều chắc rồi, không phải bàn nhưng chị cũng có lỗi, dù nóng giận thế nào, chị không nên chửi bới, rủa xả chồng mình ngay giữa đường, việc này chẳng khác nào đổ dầu vào lửa".
Không ít người bênh chị vợ, nhưng cũng có không ít người trách móc chị, họ cho rằng giận quá, ghen tuông mù quáng, đã khiến chị tự biến thành người thiếu hiểu biết, chửi bới cay nghiệt chồng.
Sợ đen, hai chú rể quyết đổi hoa cưới
Hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội ngày 11/3, chụp tại Sơn La khiến nhiều người vừa buồn cười, vừa cảm thông. Hình ảnh miêu tả hai chú rể đứng giữa đường trao hoa cho nhau khi hai đám cưới đi ngược chiều. Lúc này, một chốt cảnh sát giao thông đang đứng bên đường cũng theo dõi sự việc.
Bạn Thúy Hà - một facebooker chia sẻ: “Theo quan niệm xưa hai đám cưới gặp nhau (tức đi ngược chiều) là điều hết sức kiêng kỵ và xui xẻo, để xử lý tình huống này thì cô dâu phải đổi nón cho nhau. Tuy nhiên, ngày nay cô dâu không còn đội nón nữa người ta lại nghĩ cách là chú rể đổi hoa”.
Hình ảnh miêu tả hai chú rể đứng giữa đường trao hoa cho nhau khi hai đám cưới đi ngược chiều. Lúc này, một chốt cảnh sát giao thông đang đứng bên đường cũng theo dõi sự việc.
Nhiều bạn trẻ cho rằng, “phong tục này quá ư là mất thời gian và không cần thiết, bởi chỉ cần 1 ngày đẹp trời có hàng chục đám cưới đi tới đi lui thì chắc chắn giao thông Việt Nam sẽ gặp vấn đề”.
Tuy nhiên bạn Linh Ngọc lại chia sẻ: “Cả đời chỉ 1 lần làm đám cưới, thôi thông cảm cho họ thì hơn. Thêm vào đó, mình lại thấy đây là nét văn hóa hay dù có cản trở giao thông chút nhưng nếu cả đoàn đậu xe có lề ngay ngắn thì cũng không làm gì sai, nên phát huy văn hóa này, mang đầy tính chất nhân văn”.
Rùng mình xem cảnh trâu điên chạy loạn, húc người trên đường
Đoạn clip 1 phút được ghi lại trên đường phố Gia Lai khiến người xem không khỏi giật mình. Ai cũng hoảng sợ khi xem clip này, clip ghi lại cảnh một con trâu từ đâu chạy tới húc vào xe, vào người đi đường.
Đoạn clip 1 phút được ghi lại trên đường phố Gia Lai khiến người xem không khỏi giật mình. Ai cũng hoảng sợ khi xem clip này, clip ghi lại cảnh một con trâu từ đâu chạy tới húc vào xe, vào người đi đường.
Cộng đồng mạng tỏ ra bất bình với việc "trâu nhà để xổng" và bất bình ngay cả với người quay clip. Bạn Hà Phương chia sẻ: "Thay vì anh ta đứng quay phim rồi post lên mạng sao không chạy ra phía trước cảnh báo người và phương tiện đi đường".
Kinh hoàng vụ bố đẻ dùng điếu cày đánh con, khả năng 99% không qua khỏi
Bé trai Đỗ Doãn L (8 tuổi, ở TP.Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) hiện đang hôn mê sâu, chấn thương sọ não nặng, bác sĩ chia sẻ bé sẽ khó qua khỏi. Kết quả như hiện tại là do bé bị bố dùng điếu cày đánh dã man.
Ngày 16/3, bé L được chuyển tới Bệnh viện Việt Đức trong tình trạng chấn thương sọ não, hôn mê sâu do bị đánh dã man. Cháu bé được chuyển lên từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh từ chiều 15/3. Bé L vẫn đang mê man, bất tỉnh. Bố đánh bé bằng điếu cày khiến toàn thân cháu bé bị bầm tím, mặt, vùng đầu và mắt bị sưng vù.
Phim chụp cho thấy cháu bị chấn thương sọ não, chảy máu ồ ạt trong não, đồng tử giãn, tụ nhiều máu ở não. Hiện cháu bé đang được điều trị bằng thở máy. Các bác sĩ không thể can thiệp gì mà chỉ hy vọng cháu bé sẽ cầm cự được tốt. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết, chấn thương sọ não của cháu bé rất nặng nề, vì thế khó qua khỏi, nguy cơ tử vong lên đến 99%.
Bố đánh bé bằng điếu cày khiến toàn thân cháu bé bị bầm tím, mặt, vùng đầu và mắt bị sưng vù. Phim chụp cho thấy cháu bị chấn thương sọ não, chảy máu ồ ạt trong não, đồng tử dãn, tụ nhiều máu ở não.
Cộng đồng mạng tỏ ra vô cùng thương xót cho bé L. Hiện bé L mới học lớp 1, hoàn cảnh rất đáng thương. Bố mẹ bé đều vướng vào vòng lao lý, bố đi tù từ khi cháu chưa sinh, mẹ cháu ngay sau khi sinh con cũng phải thi hành án. Cháu L được hai bác nhận nuôi. Bố cháu L vừa ra tù nên đón con về nuôi. Khi thấy cháu L tha thiết muốn về với bố, hai bác của L cũng đồng ý. Sau khi sự việc xảy ra, người bố đã bỏ trốn.
Cộng đồng mạng tỏ ra bức xúc với hành động thú tính của người bố.
Bạn Thúy Hương chia sẻ: “Khổ thân em, em sinh ra không đúng chỗ, không đúng lúc. Nếu em có sống được thì với tình trạng não bị tổn thương như hiện nay, rồi cuộc đời em sẽ ra sao”…
Bé 4 tuổi hoảng loạn vì bị mẹ hiệu trưởng dùng dép tát vào mặt
Một ngày đi học về, chị Trần Thị Quế - mẹ bé Gia Bảo nhận thấy con có nhiều biểu hiện lạ, hay khóc, mặt bị sưng, nằm ngủ bị giật mình. Khi tìm hiểu, chị tá hỏa khi phát hiện ra do cháu bị nôn ở lớp, mẹ ruột của hiệu trưởng trường này đã dùng dép đánh vào mặt cháu khiến cháu bị xuất huyết giác mạc và kết mạc. Bà Mơ – mẹ hiệu trưởng đã nhận là do lỗi mình. Cháu Bảo đang theo học ở trường mầm non tư thục Tuổi Hồng, xã Hắc Dịch (huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng tàu).
Bé 4 tuổi hoảng loạn vì bị mẹ hiệu trưởng dùng dép tát vào mặt
Thông tin này được cộng đồng mạng chia sẻ nhiều, họ ái ngại với việc cho con đi học trong thời buổi hiện nay.
Chị Huyền Linh chia sẻ: “Chẳng lẽ nghỉ việc ở nhà trông con cho lành? Sao bà Mơ này ác quá vậy, tưởng chỉ mấy người nông cạn, loi choi, trẻ như vụ bảo mẫu vừa qua mới có cách xử sự sai lầm như vậy ai dè bà Mơ lên chức ngoại, nội rồi mà sao nhẫn tâm thế?”
Bạn Phan Tú nói: “Đây là hệ lụy của việc nhồi nhét người thân không có trình độ vào nơi làm việc đây”.
Bàng hoàng trước tin thi thể 5 học sinh bị vùi trong hố cát
Sáng 13/3, một người đi đánh cá thấy nhiều quần áo bên bờ suối chảy qua địa phận buôn Cư Đrăm tại khu vực gần cầu treo. Đi thêm một đoạn ngắn, người này phát hiện có cánh tay người nhô lên từ bãi cát.
Hoảng loạn, người đánh cá tới công an trình báo. Nhận được tin báo, Công an Đăk Lăk đến hiện trường, phát hiện 5 thi thể đang phân huỷ. Các nạn nhân được tìm thấy trong tình trạng nằm cạnh nhau trong phạm vi gần 3 m, xung quanh ít người ở.
Các nạn nhân được tìm thấy trong tình trạng nằm cạnh nhau trong phạm vi gần 3 m, xung quanh ít người ở.
Nạn nhân là Ma Văn Bình (19 tuổi), Giàng Văn Bàng và Lý Seo Hùng (cùng 18 tuổi) học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo (xã Cư Đrăm, huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk), ở nhà trọ tại buôn Cư Đrăm. Hai em còn lại là Lý Seo Phong (13 tuổi) và Vàng Quang Vinh (17 tuổi) học trường THCS Cư Đrăm (buôn Tràm, xã Cư Đrăm). Các em đều là người dân tộc Mông, do nhà xa nên trọ học tại xã Cư Đrăm.
Lãnh đạo trường THPT Trần Hưng Đạo cho biết, 3 học sinh của trường nghỉ học bất thường 3 ngày nay, sự việc đã được báo với Phòng giáo dục huyện Krông Bông.
Theo điều tra, với những dấu hiệu ban đầu có thể xác định 5 học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo và THCS Cư Đrăm (xã Cư Đrăm) tử vong vì sập hố cát. Kết luận này được đưa sau khi cơ quan điều tra của tỉnh, lực lượng pháp y khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi đã tìm thấy cát trong miệng và phổi của 3 học sinh.
Bạn Lê Thủy chia sẻ trên facebook của mình: "Ở các vùng miền núi dân tộc, các em đi học rất xa nên mới phải ở trọ, phần đông lại nghèo, làm gì có điện thoại liên lạc, mà học sinh dân tộc nghỉ tự do một ngày không báo nhà trường là chuyện bình thường nên nhà trường không thể sát sao được vì vậy đừng vội trách nhà trường. Xin chia buồn cùng các gia đình".
Học trò bị chấn thương nặng vì bị hiệu phó đánh
22 h ngày 10/3, tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Tây Giang (Quảng Nam), em Bh’ling Trung Múi (dân tộc Cơ Tu, học sinh lớp 7/2) có hai bạn ở phòng bên cạnh qua chơi và gây ồn ào. Bị giáo viên quản lý ký túc xá nhắc nhở, hai bạn đã về phòng. Tuy nhiên, ít phút sau, thầy giáo Trần Quốc Tuấn - Hiệu phó, Bí thư chi bộ của trường đến hỏi chuyện và dùng gậy mây đánh liên tiếp vào chân em Múi vì lý do mất trật tự.
Sau đó, thầy Tuấn bắt Múi đi tìm 2 bạn sang chơi vừa rồi để trị tội. Do không tìm được nên em tiếp tục bị thầy Tuấn bắt úp mặt vào tường để đánh. Sự việc chấm dứt khi có một thầy giáo khác đến can ngăn.
Ngày 11/3, em Múi được gia đình đưa đi khám và nhập viện. Em Múi vào khoa Ngoại trong tình trạng hai bắp chân bị đa chấn thương phần mềm, sưng nề, đau.
Công an lấy lời khai của bé Múi tại bệnh viện.
Trước thông tin này, cư dân mạng tỏ ra vô cùng bức xúc. Có hai luồng ý kiến trái chiều nhau, một luồng cho rằng: “Trò hư thì dạy như vậy, chẳng sao”, luồng thứ 2 phản biện ngay rằng: “Nếu như con bạn cũng bị đánh đến dập bắp chân, đi lại xiêu vẹo, bạn cũng đồng tình chứ”.
Chia sẻ của bạn Nguyễn Phong được rất nhiều người ủng hộ: “Đừng ngụy biện rằng đây là biện pháp 'thương cho roi cho vọt’. Và cũng đừng bao che cho nhau theo cách 'bè phái' trong môi trường sư phạm. Khi đánh học trò thầy Tuấn có nghĩ đến nhân phẩm và lòng tự trọng của học trò không? Và hơn hết, thầy có nghĩ đến mình là một thầy giáo? Có bao nhiêu nhà sư phạm lỗi lạc trên thế giới này đã dùng đòn roi đế dạy học trò cho nên người.
Tôi cũng là một nhà giáo, và tôi bức xúc mỗi khi đọc tin liên quan đến những người thầy dùng bạo lực để dạy bảo học trò. Tôi dám chắc, học sinh ấy sẽ mãi ghi khắc hình ảnh một người thầy hung bạo trong đầu mình. Đánh cũng đã đánh và chỉ một lời xin lỗi là xong. Ở một đất nước mà người học trò bị xem như công cụ để thử nghiệm các cuộc cải cách giáo dục, người thầy đến lớp như ban ơn hay dạy để kiếm cơm thì làm sao có một nền giáo dục tình thương cách phổ quát và toàn diện.
Dẫu biết cuộc sống có xấu và tốt đan xen vào nhau nhưng xấu nhiều quá thì chỉ làm người ta nghĩ đến màu đen nhiều hơn. Và những người làm thầy cũng sẽ bị nhìn cách tiêu cực khi có quá nhiều những tấm gương phản sư phạm”.