Đời sống

Tưng bừng rước “vua”, chém ma gà ở Hà Nội

Trong lễ rước, đám trai làng rước “vua” và “chúa” ngồi ngất ngưởng trên kiệu, sau đó “chúa” sẽ thực hiện tục “chém” ma gà cầu an.

Hội đền Sái (thôn Thụy Lôi, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội) được duy trì cả nghìn năm, là một trong những lễ hội cổ xưa và huyền bí xứ Bắc. Tục rước vua sống và trò trừ ma gà là điểm nhấn đặc biệt nhất trong lễ hội.

Tưng bừng rước “vua”, chém ma gà ở Hà Nội 1
Lễ hội đền Sái là lễ hội duy nhất ở Việt Nam có kiệu rước người thật.

Hội được tổ chức từ 11 - 13 tháng Giêng hàng năm, mô phỏng lại thần tích Thần Kim Quy giúp An Dương Vương diệt trừ ma gà, xây thành Cổ Loa. Tích xưa truyền lại, khi An Dương Vương xây thành, ông được các tiên nữ đêm đêm xuống trần giúp đỡ. Mỗi đêm, thần ma gà - con gà trống trắng sống nghìn năm đã thành tinh - ngụ ở vùng đất ấy đều giả tiếng gà gáy sáng làm các tiên cô hoảng hốt, bay về trời. Thành đắp mãi chưa xong.

Huyền Thiên Trấn Vũ sai sứ Sứ Thanh Giang (Thần Kim Quy) đến giúp vua. Thần Kim Quy ra tay diệt ma gà trắng, chẳng bao lâu thì thành Cổ Loa xây xong. Sau đó, vua An Dương Vương cho xây dựng đền thờ Huyền Thiên Trấn Vũ ở núi Sái, một hòn của Thất Diệu (bảy ngọn núi linh thiêng), hằng năm thường về đây lễ tạ.

Tưng bừng rước “vua”, chém ma gà ở Hà Nội 2
Khi An Dương Vương mất, dân làng tổ chức rước “vua sống” và “chúa” (tức thần Kim Quy) trong lễ hội.

“Vua” sẽ mặc hoàng bào, mặt để trắng, còn “chúa” sẽ được bôi mặt đỏ uy nghi, tay cầm kiếm màu vàng, ở dưới là một chùm lông tua, chuôi sơn đỏ dùng để chém ma gà. “Vua” và “chúa” sẽ được rước bằng kiệu từ đình làng đến đền Sái bái yết Đức Huyền Thiên Trấn Vũ. Kiệu chúa đi trước, kiệu vua theo sau. Các kiệu đều được những trai tráng khỏe mạnh nhất trong làng rước.

Theo quy định, những người được chọn làm vua, chúa trong năm phải là những vị cao niên, khỏe mạnh; còn đủ song toàn cụ ông, cụ bà; có đức độ và có uy tín nhất trong làng.

Tưng bừng rước “vua”, chém ma gà ở Hà Nội 3
Người đóng vai vua năm nay là ông Trần Văn Chương (72 tuổi).

Ông Chương chia sẻ, mình rất tự hào, hạnh phúc và hãnh diện khi được các cụ trong làng chọn làm vua năm nay. Cầu mong trong năm mới, mọi người dân Việt Nam sẽ được hạnh phúc, may mắn, phúc lộc và an bình.

Tưng bừng rước “vua”, chém ma gà ở Hà Nội 4
Các lính rước kiệu chỉnh trang lại xiêm y cho "chúa".
 

Tưng bừng rước “vua”, chém ma gà ở Hà Nội 5
Chúa cũng mặc quần áo vàng, được hóa trang mặt đỏ oai nghiêm, tay cầm kiếm trong nghi lễ chém ma gà.

Tưng bừng rước “vua”, chém ma gà ở Hà Nội 6
Năm nay, người được đóng vai chúa là ông Lê Quang Hân (70 tuổi).

Tưng bừng rước “vua”, chém ma gà ở Hà Nội 7
Kiệu chúa đi trước, kiệu vua được rước theo sau.

Tưng bừng rước “vua”, chém ma gà ở Hà Nội 8
Vừa rước kiệu, các trai làng vừa hô vang ...

Tưng bừng rước “vua”, chém ma gà ở Hà Nội 9
... vừa chạy để thể hiện khí thế.

Tưng bừng rước “vua”, chém ma gà ở Hà Nội 10
Có những lúc, đám rước còn lắc lư, nâng kiệu nhịp nhàng tạo không khí hào sảng cho lễ hội.

Ngoài “vua” và “chúa”, trong đám rước còn có bốn vị quan “tứ trụ triều đình” gồm có quan Thự vệ, quan Tán Lý, quan Đề lĩnh và quan Trấn thủ, tất cả đều phải trên 60 tuổi được rước bằng võng theo sau.

Tưng bừng rước “vua”, chém ma gà ở Hà Nội 11
Các "quan" được rước bằng võng theo sau kiệu. 4 vị quan đều được lựa chọn từ những người trên 60 tuổi trong làng.

Tưng bừng rước “vua”, chém ma gà ở Hà Nội 12
Các "chú lính" nhí cũng tham gia đoàn rước. Những em bé là con cháu nội tộc của "vua" và "chúa" sẽ được ưu tiên dẫn đầu toán lính nhí.

Sau khi làm lễ tại đền Sái, chúa sẽ được rước tới nơi có một tảng đá lớn để làm lễ “ướm gươm”, mô phỏng lại tích xưa chúa giết gà tinh. Những năm trước, để chuẩn bị cho màn “chém” gà tinh, dân làng sẽ chuẩn bị một chú gà trống trắng, mào đỏ rực, đặt lên tảng đá và làm lễ tế, trên đầu gà để một bát phẩm màu đỏ (tượng trưng cho máu gà).

Sau tiếng chiêng trống, kèn, bài mừng tựa, chúa sẽ vung gươm gỗ chém ba nhát vào tảng đá, sao cho bát phẩm màu văng ra phiến đá, tượng trưng cho việc đã trừ xong yêu quái ma gà, còn chú gà thật vẫn bình yên vô sự.

Tuy nhiên, năm nay lễ hội đã có một chút thay đổi: không có gà sống mà chỉ có bát phẩm màu tượng trưng.

Tưng bừng rước “vua”, chém ma gà ở Hà Nội 13
Lễ hội đền Sái được diễn ra trong 3 ngày, thu hút hàng nghìn người dân Hà Nội và du khách thập phương đến dự.

Tưng bừng rước “vua”, chém ma gà ở Hà Nội 14
Sức hấp dẫn của truyền thống với những tích cổ nhân văn ...

Tưng bừng rước “vua”, chém ma gà ở Hà Nội 15
... và câu chuyện dựng thành huyền bí của An Dương Vương là điểm nhấn đặc biệt của lễ hội đền Sái.
aFamily

      © 2021 FAP
        3,868,973       706