Huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang là địa phương nổi tiếng với nghề đan bàng lâu năm và cho ra đời những chiếc đệm, túi xách, nón rộng vành, miếng lót mâm…
Nghề đan bàng xuất hiện ở huyện Tân Phước từ rất lâu. Trước đây, như nhiều khu vực khác của vùng đất mới Nam Bộ, cây bàng mọc hoang dại rất nhiều ở Tân Phước. Khi khô đi, thân bàng rất chắc, bền. Người địa phương có
sáng kiến: dùng thân bàng khô đan thành các vật dụng dùng trong gia đình như: Giỏ xách, đệm ngủ, manh thưa lót trái cây, nón đội đầu…
Trước đây cây bàng mọc hoang dại, nhưng giờ được trồng như một loại cây chuyên canh.
Bàng được 1 năm tuổi thì bắt đầu thu hoạch, cắt về.
Bàng được phân loại ra thành bó, theo kích thước dài ngắn khác nhau. Những bó như vậy được gọi là "neo".
Bàng phải được phơi qua 2 nắng cho đủ khô.
Cách phơi bàng "rẽ quạt" của người làm nghề
Đối với những hộ chỉ trồng bàng chứ không đan thì có thể bán bàng tươi mới cắt, hoặc bàng đã phơi khô.
Cọng bàng trước khi đan còn phải ép qua máy để cọng mỏng đều và khô tuyệt đối.
Một hộ gia đình làm nghề đang bàn.
Đan những tấm nệm lớn.
Người đan phải rất khéo tay.
Những em bé cũng rất "lành nghề".
Nón được đan từ bàng.
Những chiếc giỏ này rất phổ biến ở Nam Bộ.
Nón và giỏ được đan gần thành thành phẩm. Tiền công đan mỗi chiếc nón là từ 1-2 ngàn đồng.
Những tấm đệm dù chỉ một màu và đan bằng một nguyên liệu là cọng bàng, nhưng nếu nhìn kĩ, bạn sẽ thấy những hoa văn hiện lên nhờ cách sắp xếp cọng, hướng đan của người làm nghề.