Lễ hội rước pháo phường Đồng Kỵ là một tập tục có từ lâu đời của người dân làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ. Đây cũng là một trong những lễ hội diễn ra sớm nhất mở màn cho mùa lễ hội vùng Bắc Ninh - Kinh Bắc.
Lễ hội rước pháo phường Đồng Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh) có từ đời Vua Hùng Vương thứ 6. Theo như thần phả, thần tích mà làng còn giữ lại, Thành Hoàng làng là Tướng Thiên Cương cùng Thánh Gióng đánh đuổi giặc Ân, sau khi thắng trận trở, dân làng mở hội khao quân, trong hội có đốt pháo làm vui. Lễ hội rước pháo để cầu mong một năm mưa thuận, gió hòa, nhân dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc được dân làng Đồng Kỵ duy trì đến bây giờ.
Lễ hội rước pháo làng Đồng Kỵ.
Công tác chuẩn bị Hội làng được nhân dân chuẩn bị từ rất sớm khoảng 20 tháng Chạp. Làng phải huy động đến khoảng 400 người phục vụ trong đó có tới khoảng 300 trai tịnh dưới 50 tuổi và các bà đám vừa tròn 50 tuổi phù giá để có được lễ rước hoành tráng và đầy đủ nghi thức.
Người chủ trì đám rước được chọn là người có uy tín, đạo đức tốt trong làng.
Những phụ nữ tròn 50 tuổi của làng sẽ được chọn làm bà đám.
Các bà đám trước giờ rước pháo. Danh sách những người được tham gia phù giá được dám trước cổng đình.
Hiện nay, hội không còn đốt pháo thật mà rước pháo giả được trang trí đẹp mắt, song những tập tục đặc sắc, các trò diễn tái hiện khung cảnh chống giặc ngoại xâm, các hoạt động vui chơi chọi gà, thi hát quan họ, vật dân tộc, cờ tướng... vẫn được duy trì phản ánh đầy đủ nét đẹp văn hóa truyền thống hội làng.
Những hoạt động văn hóa truyền thống...... vẫn được dân làng duy trì bên cạnh lễ hội chính ...... đem lại niềm hân hoan, phấn khởi đầu xuân cho dân làng và du khách thập phương đến dự lễ hội.
Nhiều năm trước, lễ hội pháo Đồng Kỵ kéo dài cả tuần lễ; tuy nhiên, những năm trở lại đây, lễ hội được đơn giản hóa, thu gọn trong 3 ngày mùng 4, mùng 5 và mùng 6 Tết. Trọng tâm lễ hội là ngày mùng 4 Tết với hội rước pháo từ nhà văn hóa truyền thống đến đình Đồng Kỵ.
Nghi lễ rước pháo là tâm điểm của hội làng Đồng Kỵ.Pháo được được 30 người thay phiên nhau rước từ nhà truyền thống ra đình làng ...
...
giữa đông đảo những người trợ giá.
Năm nay, hai quả đại pháo (pháo nhất, pháo nhị) và tràng pháo (cũng có tràng nhất, tràng nhị) được người dân Đồng Kỵ làm bằng gỗ sơn son thếp vàng.
Hai đầu pháo đươc trang trí hình ngôi sao 5 cánh và mặt trống đồn, rực rỡ với hình tứ linh: Long – Ly – Quy - Phượng.Do không được phép đốt pháo nên các đội sẽ khuấy động không khí bằng cách hô “Mừng quả/ tràng nhất/nhị”.
Ngay sau tiếng hô này, tất cả những người còn lại sẽ nhảy lên, vỗ tay và hét lớn thay tiếng pháo ...
... khuấy động bầu không khí rộn rã lễ hội xuân.
Pháo được đám rước đưa vào trong đình ...
... trước sự chứng kiến và háo hức của hàng nghìn người tham dự lễ hội.
Sau hội đốt pháo sẽ là lễ xuất quân. Đây cũng là phần hấp dẫn của hội pháo. Làng đã chọn ra 4 người đến tuổi 50 ở mỗi giáp đóng vai 4 vị tướng xuất quân đánh giặc, gọi là ông đám. Mỗi ông đám sẽ có trách nhiệm tổ chức quân cũng như làm ra một quả pháo từ nhỏ đến to, quả nhỏ (pháo tư) dài khoảng 5 mét, quả lớn nhất (pháo nhất) có thể đến 15 mét, hình quả pháo là hình trụ tròn, đường kính có thể lên tới hơn 1 mét.
4 ông đám (áo vàng, quần đỏ) sẽ được các thanh niên cởi trần, mặc quần đỏ rước ra ngoài sân đình.
Các ông đám sẽ làm động tác múa như cổ động tinh thần quân lính và chào tạm biệt nhân dân.
Lễ hội rước pháo làng Đồng Kỵ là một phong tục hay vẫn đang được duy trì và phát huy. Đây là một trong những lễ hội diễn ra sớm nhất mở màn cho mùa lễ hội vùng Bắc Ninh - Kinh Bắc, mang nhiều ý nghĩa nhân văn tốt đẹp. Không chỉ thể hiện uy vũ, sức mạnh và tinh thần bất khuất của người Việt, đây còn là một hoạt động văn hóa cổ truyền đem đến niềm vui, hứng khởi đầu xuân mới cho dân làng Đồng Kỵ nói riêng, du khách thập phương đến dự lễ hội nói chung.
Lễ hội có hàng nghìn năm tuổi này vẫn được người Đồng Kỵ duy trì ...
... như một lời chào rộn rã đón năm mới.
Những hoạt động văn hóa, trình diễn dân gian trong lễ hội...
... phần nào giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về văn hóa cổ truyền của dân tộc ...
... và thu hút sự quan tâm của nhiều thế hệ.