Đời sống

Giáp Tết, bánh kẹo mứt tết thương hiệu nội hút khách

Năm nay, các sản phẩm nội địa có thương hiệu được quan tâm nhiều hơn nhờ mẫu mã, chủng loại đa dạng, giá cả hợp lý và đặc biệt là đảm bảo an toàn vệ sinh.

Người tiêu dùng đang “chọn mặt gửi vàng” cho hàng nội
Bình thường cứ mọi năm vào thời điểm cận Tết như hiện nay, các loại bánh mứt kẹo ngoại nhập, hoặc không rõ nguồn gốc, xuất xứ bày bán tràn lan dọc phố cổ, con hẻm ngõ ngách được người tiêu dùng lựa chọn. Thì năm nay, theo khảo sát của nhóm phóng viên, số lượng người chọn mua những mặt hàng ngoại nhập hay không rõ nguồn gốc ít hơn nhiều so với số lượng người chọn mặt hàng Tết có thương hiệu rõ ràng trong nước.

Dường như vụ bắt được xe lậu chở hàng tấn hàng Tết không rõ xuất xứ “oai hùng” chở thẳng vào trung tâm thành phố khiến người dân càng thêm e ngại. Điển hình, cuối tháng 12 vừa qua, Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM đã phát hiện được hơn 30 vụ vi phạm, đa số mặt hàng không có chứng từ, nguồn gốc mù mờ, sản phẩm quá hạn sử dụng.
Giáp Tết, bánh kẹo mứt tết thương hiệu nội hút khách 1
nbsp;
Nắm bắt được tình hình này, chị Thanh Huế (Tây Sơn, Hà Nội) cho biết: “Có 2 lý do mình chọn bánh mứt kẹo hàng nội. Thứ 1 là do giá cả các mặt hàng ngoại đắt đỏ, giá cả leo thang chưa nói đến mánh ‘biến hóa’ ngày sử dụng, trong khi tài chính của gia đình không quá dư dả. Thứ 2 là nếu chọn mặt hàng không rõ nguồn gốc, đành rằng rẻ nhưng chất lượng không biết thế nào mà lần. Bên cạnh đó, bánh mứt kẹo hàng nội có thương hiệu rõ ràng, giá cả hợp lý”. 
Chia sẻ thẳng thắn, cô Thúy Tân – chủ một quầy bán bánh mứt kẹo trên phố Hàng Buồm chia sẻ: “Ở cửa hàng chị loại nào cũng có từ rẻ tới đắt,  từ hàng ngoại tới nội đủ cả. Năm nay không hiểu sao chỉ hàng nội mới đắt hàng, hàng ngoại, bánh kẹo cân là coi như chạy rất chậm. Mọi năm là 'cháy' hàng ấy chứ. Mà đây là tình hình chung chứ không riêng gì quầy hàng của tôi”.
Giáp Tết, bánh kẹo mứt tết thương hiệu nội hút khách 2
Theo khảo sát của nhóm phóng viên, số lượng người chọn mua những mặt hàng ngoại nhập hay không rõ nguồn gốc ít hơn nhiều so với số lượng người chọn mặt hàng Tết có thương hiệu rõ ràng trong nước
Trên phố Bà Triệu, các loại mứt, ô mai có thương hiệu từ những công ty sản xuất bánh kẹo có giá từ 45000-65.000 đồng/ hộp. Hộp mứt tết dao động từ 45.000-200.000 đồng/ hộp. Những giỏ quà Tết có giá từ 500.000-1000.000 đồng/giỏ.
Giá cả hàng hóa ngoài chợ cóc có xu hướng tăng nhẹ
Cụ thể, giá các loại trái cây như xoài cát từ 50.000-55.000 đồng/kg, dưa hấu có giá từ 20.000đồng/kg, cam giấy từ 75.000 đồng/kg, củ đậu có giá từ 10.000 đồng/cân, dưa hấu không hạt có giá từ 30.000 đồng/kg, bưởi năm roi từ 28.000 đồng/quả, bưởi da xanh từ 55.000 đồng/quả, sầu riêng 75.000-80.000 đồng/kg...
Trứng chim cút 24.000-27.000 đồng/30 quả, trứng gà công nghiệp 30.000 đồng/10 quả, trứng gà H’mông nhỉnh hơn là 37.000 đồng/10 quả, trứng gà ta 38.000-40.000 đồng/10 quả. 
Giáp Tết, bánh kẹo mứt tết thương hiệu nội hút khách 3
Cận Tết, giá cả các mặt hàng thực phẩm có xu hướng tăng nhẹ
Bên cạnh đó, su hào có giá từ 5000 đồng/củ, tăng so với trước đây là 1000 đồng/củ. Cà chua từ  10.000đồng/cân. Rau cải từ 5000đồng/mớ. Cải cúc 4000 đồng/ mớ. Cải xanh 8000 đồng/cân. Cải ngọt 8000 đồng/cân. Cải xoong 15.000 đồng/cân. Rau muống 20.000 đồng/cân. Rau cải bó xôi 15.000 đồng/cân. Hành lá 10.000 đồng/cân.
Giá thịt các loại cũng có xu hướng tăng, cụ thể  thịt lợn từ 110.000-115.000 đồng/cân, thịt bò bắp từ 250.000 đồng/cân. Thịt thăn bò từ 270.000 đồng/cân. Tôm sú dao động từ 450.000-480.000 đồng/cân. Gà ta nguyên con 120.000/cân...
Giá vàng dao động, USD đứng im
Ngay từ giờ mở cửa của đầu tuần mới, công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn đã niêm yết giá vàng tăng khoảng 50.000 đồng/lượng. Tuy nhiên, rất nhanh, giá vàng được điều chỉnh giảm 2 lần, mỗi lần giảm 10.000 đồng/lượng.
Giá vàng SJC Hà Nội được niêm yết ở mức: 35,15 triệu đồng/lượng – 35,23 triệu đồng/lượng (mua vào –bán ra). Vàng SJC Hồ Chí Minh: 35,15 triệu đồng/lượng – 35,21 triệu đồng/lượng. Vàng SJC Đà Nẵng: 35,15 triệu đồng/lượng – 35,23 triệu đồng/lượng. Vàng SJC Nha Trang: 35,14 triệu đồng/lượng – 35,23 triệu đồng/lượng.
Giá vàng tại công ty Bảo Tín Minh Châu cũng tăng nhẹ. Cụ thể, giá vàng SJC: Mua vào 35,15 triệu đồng/lượng, bán ra 35,20 triệu đồng/lượng; giá vàng miếng 999.9 (24k): Mua vào 32,66 triệu đồng/lượng, bán ra 33,21 triệu đồng/lượng. 
Tại Công ty vàng bạc đá quý Doji, giá vàng SJC bán lẻ tại cả Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đều niêm yết ở mức 35,15 triệu đồng/lượng – 35,21 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).
Tại công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận, giá vàng SJC giao dịch ở mức: Mua vào 35,17 triệu đồng/lượng – bán ra 35,23 triệu đồng/lượng. Giá vàng Phượng hoàng PNJ-DAB: Mua vào 32,88 triệu đồng/lượng – bán ra 33,23 triệu đồng/lượng. Vàng nữ trang 24k: 32,68 triệu đồng/lượng – 33,03 triệu đồng/lượng.
Trong khi giá vàng dao động thì USD có xu hướng đứng im. Tại ngân hàng Vietcombank, giá USD không đổi so với cuối tuần trước. Tỷ giá niêm yết ở mức: Mua vào 21.070 đồng/USD, bán ra 21.110 đồng/USD.
Giá USD tại Eximbank cũng ít biến động và niêm yết ở mức: 21.060 đồng/USD – 21.110 đồng/USD (mua vào – bán ra).
Giá USD tại Vietinbank chưa có sự điều chỉnh, giao dịch ở mức: 21.060 đồng/USD – 21.115 đồng/USD.
Tại Sacombank, tỷ giá được giao dịch ở mức 21.040 đồng/USD – 21.120 đồng/USD (mua vào – bán ra).
Tỷ giá tại BIDV có diễn biến tương tự và giao dịch ở mức: 21.070 đồng/USD, bán ra 21.110 đồng/USD (mua vào – bán ra).
Cận Tết, dịch vụ trông giữ chó mèo đắt như… tôm tươi
Giáp Tết, bánh kẹo mứt tết thương hiệu nội hút khách 4
aFamily

      © 2021 FAP
        4,012,357       625