Đẹp

90% người mặc quần jeans đều không biết miếng da đằng sau cạp quần có công dụng gì

Thực ra thì miếng da nhỏ này lại ẩn chứa ý nghĩa khá sâu xa và mang trong mình sứ mệnh khá to lớn đấy.

Không có một item nào ẩn chứa nhiều bí mật như quần jeans. Trước là câu chuyện về chiếc túi mini phía trước và giờ là "giai thoại" về miếng da được gắn cẩn thận phía sau cạp quần. Mê đắm jeans bao lâu nay, bạn liệu có biết nó dùng để làm gì?

90% người mặc quần jeans đều không biết miếng da đằng sau cạp quần có công dụng gì - Ảnh 1.

Ngày xửa ngày xưa, khi quần jeans bắt đầu ra đời và dần trở nên phổ biến, người ta cũng đồng thời tạo ra một miếng vải da nhỏ nhắn, trên đó có in/thêu logo nhãn hàng và đắp ngay ngắn ở cạp quần sau. Và thay vì bị gọi là miếng da này hay mảnh da nọ, nó thậm chí còn được đặt tên: Jacron. Vậy Jacron có công dụng gì?

Sở dĩ, Jacrons ra đời là để thực hiện sứ mệnh cực kỳ to lớn: giúp nhận diện thương hiệu, nhất là khi thị trường quần jeans đang ngày một sôi động và cảnh trăm quần như một cứ đang tái diễn mỗi ngày. Levi's có lẽ là thương hiệu tiên phong cho việc điều chế ra Jacron.

90% người mặc quần jeans đều không biết miếng da đằng sau cạp quần có công dụng gì - Ảnh 2.

Ngoài mác quần bên trong thì từ năm 1873, "ông trùm quần jeans" đã bắt đầu có ý tưởng tạo ra những miếng da nhỏ in logo hãng để đắp phía bên ngoài, như một cách bảo vệ thương hiệu của mình và giúp khách hàng tránh mua phải quần fake kém chất lượng.

Phát ngôn viên của Levi's cho biết việc tạo ra Jacron sẽ giúp người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm chính hãng bằng cách nhận biết qua logo, biểu tượng hình con ngựa trứ danh hay các thông tin về size quần - điều mà những loại quần fake khó lòng nhái được. Nhờ phát súng tiên phong của Levi's, các thương hiệu khác cũng bắt đầu nghiên cứu và tạo ra Jacron cho riêng mình. Đầu năm 2018, American Eagle còn mở AE Studio ở thành phố New York, cho phép khách hàng của họ có thể đến và tạo ra Jacron cho riêng mình.

aFamily

Ngày xửa ngày xưa, nhận diện thương hiệu, bảo vệ thương hiệu


      © 2021 FAP
        1,581,042       434