Đẹp

Nếu muốn loại nhanh những cồi mụn cứng đầu, bạn nên chọn sản phẩm có chứa 2 thành phần này

Đa số các sản phẩm trị mụn đều có một trong hai thành phần benzoyl peroxide và axit salicylic nhưng cụ thể công dụng của chúng thế nào bạn đã thực sự hiểu hết chưa?

Với những bạn có mụn từ khi bắt đầu thời kì dậy kì, chắc hẳn sẽ rất quen thuộc với hai thành phần thường có trong các sản phẩm dưỡng da: benzoyl peroxide và axit salicylic – chìa khóa đặc trị lại những nốt mụn khó ưa. Đa số các bạn nghĩ rằng hai thành phần trên có thể được dùng thay thế cho nhau, nhưng ít ai biết là hai chất này cũng có những công dụng khác nhau khi được sử dụng để trị mụn.

1. Sự khác biệt

Sự khác biệt giữa benzoyl peroxide và axit salicylic được tìm hiểu và phân tích bởi các chuyên gia da liễu Arrielle N.B.Kauver của New Yorl Laser Skin Care và Arielle Nager đến từ khoa da liễu của đại học trung tâm y tế New York. Từ đó, họ chỉ ra cách sử dụng mỗi thành phần cho mỗi loại da khác nhau.

Bật mí 2 thành phần chuyên dụng đặc trị những nốt mụn cứng đầu trên da - Ảnh 1.

Sự khác biệt lớn nhất ở chỗ benzoyl peroxide có tính chất kháng khuẩn trong khi axit salicylic lại không có. Chuyên gia Arielle Nagler có nhận xét " Benzoyl peroxide diệt vi khuẩn gây mụn. Đồng thời, nó còn giúp ngăn sự nổi dậy của loại mụn bít tắc. Đây quả là một thành phần tốt vì cho đến nay chưa có một báo cáo nào về da bị kháng lại."

Còn chuyên gia Kauver nói rằng "Benzoyl peroxide là một dược phẩm có khả năng loại bỏ vi khuẩn gây mụn nhanh và hiệu quả ngay trong năm ngày sử dụng. Với tính chất này, nó giảm mụn thường và mụn mủ".

Bật mí 2 thành phần chuyên dụng đặc trị những nốt mụn cứng đầu trên da - Ảnh 2.

Còn về axit salicylic thì Kauver có nhận định: "Thành phần axit này không diệt khuẩn mà loại bỏ tế bào chết trên bề mặt da và trong lỗ chân lông ngăn bịt kín gây mụn. Dầu nhờn, tế bào chết đùn lên là những yếu tố khiến da mọc mụn đều được giải quyết với axit salicylic".

2. Cách sử dụng

Với những phần khác nhau, bạn có thể kết hợp sử dụng hai thành phần xem da bạn phù hợp với loại nào. Cả hai chuyên gia da liễu Nagler và Kauver đều nhận xét là benzoyl peroxide làm da khô.

Bật mí 2 thành phần chuyên dụng đặc trị những nốt mụn cứng đầu trên da - Ảnh 3.

Arielle Nagler khuyên nên dùng benzoyl peroxide mỗi khi bạn bôi thuốc kháng mụn tại chỗ hay qua đường uống tuy nhiên nó khá khô và có trường hợp bị dị ứng với BP. "Tuy nhiên, ngoài thị trường có nhiều sản phẩm không kích mụn mà có thể dưỡng ẩm cho da khi bạn sử dụng BP mà thấy khô da."

"Một vấn đề phổ biến ở bệnh nhân khi trị mụn là họ đắp quá nhiều sản phẩm quá thường xuyên với mong muốn loại bỏ mụn nhanh chóng nhưng thực chất việc đó làm chậm lại quá trình hồi phục bởi làm kích ứng da. Từ đó sinh ra mẩn đỏ và nổi mụn". Cô Kauver nói.

Axit Salicylic khi dùng với nồng độ lớn có thể làm da bị kích ứng. Cách tốt nhất để sử dụng thành phần này là kết hợp với những sản phẩm khác.

Bật mí 2 thành phần chuyên dụng đặc trị những nốt mụn cứng đầu trên da - Ảnh 4.

Kauvar nói thêm: "Sử dụng mỗi axit salicylic sẽ hiệu quả trong việc triệt tiêu mụn đầu đen và mụn đầu trắng (khu vực lỗ chân lông bị bịt kín nhưng không sưng/viêm) nhưng không có khả năng triệt khuẩn, thành phần hạn chế ở chỗ không loại bỏ được mụn thường và mụn mủ. Thường những người mắc những loại mụn mủ, viêm nên sử dụng kết hợp những sản phẩm chứa hai thành phần benzoyl peroxide và axit salicylic."

Khi kết hợp, chuyên gia Nagler chú thích rằng khi dùng hai thành phần sẽ làm da cực kì khô nên cách tốt nhất là sử dụng hai sản phẩm riêng biệt chứa mỗi thành phần riêng để bạn có thể thay đổi cách dùng cho mỗi loại cho da không bị kích ứng.

Bật mí 2 thành phần chuyên dụng đặc trị những nốt mụn cứng đầu trên da - Ảnh 5.

3. Thành phần cần tránh

Thành phần duy nhất cần tránh khi sử dụng benzoyl peroxide và axit salicylic là retinoid.

Kauvar khuyên người dùng: "Bạn cần tránh kết hợp benzoyl peroxide với các loại retinoids như retinol, tretinoin và những sản phẩm tẩy trang có tính cách làm trầy da. Đồng thời, cũng cần tránh dùng phối hợp retinoid với axit salicylic nếu bạn không muốn bị dị ứng da".

Bật mí 2 thành phần chuyên dụng đặc trị những nốt mụn cứng đầu trên da - Ảnh 6.

Một điều quan trọng nữa mà Kauvar có lưu ý thêm là nếu bạn dị ứng với aspirin hay thuốc chống viêm, những loại thuốc giảm đau thì axit salicylic không phải là sự lựa chọn phù hợp cho da bạn. Hơn nữa, bạn chý ý không bôi lên vết thương đang bị lở loét hay da bị chàm bội nhiễm. Còn với benzoyl peroxide, Kauvar khuyên bạn luôn nên sử dụng kem chống nắng.

Chuyên gia Nagler cũng nói "Nếu bạn đang bôi thuốc trị mụn Aczone thì hãy tránh dùng chung với benzoyl peroxide bởi khi kết hợp da bạn sẽ bị sần vỏ cam. Nếu mọi người đang sử dụng hai sản phẩm, tốt nhất các bạn nên dùng một cho buổi sáng và còn lại cho buổi tối". Mẹo cuối của cô là luôn dưỡng ẩm để tránh khô da.

4. Khuyên dùng

Bật mí 2 thành phần chuyên dụng đặc trị những nốt mụn cứng đầu trên da - Ảnh 7.

Posay Effaaclar Duo của hãng La Roche giá $37 (khoảng 850.000 VND).

Bật mí 2 thành phần chuyên dụng đặc trị những nốt mụn cứng đầu trên da - Ảnh 8.

Kauvar gợi ý sản phẩm Posay Effaaclar Duo của hãng La Roche là sự lựa chọn cho da dầu và nổi mụn. Cô nói thêm : "Sản phẩm kết hợp benzoyl peroxide và axit lipo-hydroxy để tẩy da chết. Nên dùng song song với dưỡng ẩm không bít lỗ chân lông tránh khô da".

Bật mí 2 thành phần chuyên dụng đặc trị những nốt mụn cứng đầu trên da - Ảnh 9.

Acne Retexture Pad + 2% salicylic acid USP with 10% glycolic acid của Cane + Austin giá $70 (khoảng 1.600.000 VND).

Được tin dùng bởi rất nhiều người tiêu dùng, sản phẩm vừa có thể ngăn chặn nổi mụn, làm đều tông da, làm mờ vết nhăn, nám và làm nhỏ lỗ chân lông.

Bật mí 2 thành phần chuyên dụng đặc trị những nốt mụn cứng đầu trên da - Ảnh 10.

Advantage Acne Control Kit của Clean & Clear giá $25 (khoảng 570.000 VND).

Bật mí 2 thành phần chuyên dụng đặc trị những nốt mụn cứng đầu trên da - Ảnh 11.

Kauvar miêu tả bộ đồ nghề đến từ Clean & Clear có sửa rửa mặt, kem dưỡng ẩm và kem trị nốt mụn, vừa có cả axit salicylic vừa có benzoyl peroxide.

Nguồn: Byrdie
aFamily

đẹp, thời trang, làm đẹp, chăm sóc da, trị mụn


      © 2021 FAP
        1,407,755       539