Đối với những nền văn minh sơ khai, phụ nữ trang điểm không chỉ để mình trở nên xinh đẹp, cuốn hút hơn mà còn bởi lý do tôn giáo và văn hóa nữa. Chúng ta hãy nhìn lại những mốc thời gian đáng nhớ trong chặng đường phát triển của ngành mỹ phẩm thế giới qua phần tổng hợp dưới đây nhé!
1. Năm 10000 TCN: Người Ai Cập dùng dầu hương liệu để tắm
Để tránh cái nắng gay gắt cháy da cháy thịt ở vùng sa mạc Ai Cập, người ta thường bôi lên cơ thể một lớp dầu hoặc kém chống nắng nhằm bảo vệ làn da nhạy cảm
Vào thời kỳ này, cả phụ nữ lẫn đàn ông Ai Cập đều có thói quen sử dụng dầu bôi trơn mát xa và các dạng dầu hương liệu khác để tắm rửa toàn thân, thư giãn cơ thể cũng như làm mềm da. Không những vậy, trong đời sống hàng ngày, mỹ phẩm và các vật dụng trang điểm còn đóng một vai trò thiết yếu. Để tránh cái nắng gay gắt, cháy da cháy thịt ở vùng sa mạc Ai Cập, người ta thường bôi lên cơ thể một lớp dầu hoặc kém chống nắng nhằm bảo vệ làn da nhạy cảm.
Thêm vào đó, nước hoa cũng là một thành phần không thể thiếu trong bất cứ nghi lễ tôn giáo nào. Người Ai Cập thường chưng cất nước hoa từ những hương liệu tự nhiên, có thể kể đến như dầu mè, hoa hồng, cây tuyết tùng, lô hội, xạ hương, nhựa cây mật nhi lạp, hoa oải hương, bạc hà, cây hương thảo, cây kinh giới và dầu hạnh nhân.
2. Năm 4000 TCN: Khoáng vật chì sulphate và đá lông công malachite được dùng để kẻ mắt
Đến thời kỳ này, phụ nữ Ai Cập lại sử dụng khoáng vật chì sulphate và đá lông công malachite để kẻ màu mắt
Đến thời kỳ này, phụ nữ Ai Cập lại sử dụng khoáng vật chì sulphate (có chứa thành phần kim loại đồng và quặng chì) và đá lông công malachite (một dạng tinh thể đồng màu xanh lá cây) để trang điểm cho khuôn mặt, chủ yếu dùng để kẻ màu mắt.
Phương pháp trang điểm lông mày hình hạnh nhân (được gọi là Kohl) yêu cầu cần phải sử dụng kết hợp các chất liệu trên với đồng ô-xít, quả hạnh nhân đã được nướng qua, cùng với đó là một loạt các loại quặng kim loại đồng và chì, thậm chí là cả tro và thổ hoàng. Tất cả được xếp vào chung 1 hộp trang điểm cỡ lớn đặt dưới chân ghế và thường là "vật bất ly thân" của phụ nữ Ai Cập trong mỗi bữa tiệc.
3. Năm 3000 TCN: Phụ nữ Trung Quốc bắt đầu biết đến sơn móng tay
Phụ nữ Trung Quốc thời kỳ này lại sử dụng các chất liệu đến từ vỏ trứng, gôm Arabic và sáp ong để làm sơn móng tay
Phụ nữ Trung Quốc thời kỳ này lại sử dụng các chất liệu đến từ vỏ trứng, gôm Arabic và sáp ong để làm sơn móng tay. Và điểm đặc biệt là mỗi màu sơn móng lại đại diện cho một tầng lớp xã hội khác nhau. Thường thì giới hoàng tộc được ưu tiên sử dụng những màu sắc quyền lực như vàng hay bạc, tiếp đến màu đỏ và đen sẽ được dành cho các vị hoàng thân quốc thích trong triều đình. Trong khi đó, việc sơn móng tay lại là điều cấm kỵ đối với đại bộ phận tầng lớp người lao động thấp kém còn lại.
Đối với đất nước Hi Lạp, chất liệu trang điểm được sử dụng thường xuyên lại là quặng kim loại chì màu trắng và quả dâu tằm nghiền nát. Thậm chí phụ nữ Hi Lạp còn dùng lông bò để làm lông mi giả, phong cách thời trang có phần "lạ đời" so với ngày nay.
4. Năm 1500 TCN: Phụ nữ Trung Quốc và Nhật dùng bột gạo để tạo ra khuôn mặt trắng như tượng
Để làm được bộ mặt trắng tinh như tượng, phụ nữ Trung Quốc cũng như Nhật Bản thường dùng tới bột gạo được giã nhỏ.
Để làm được bộ mặt trắng tinh như tượng, phụ nữ Trung Quốc cũng như Nhật Bản thường dùng tới bột gạo được giã nhỏ. Lông mày cũng được cạo ngắn đi đôi chút, khuôn mặt được trang điểm cầu kỳ, mái tóc được nhuộm bằng bột lá móng và cuối cùng là hàm răng được chăm chút với màu vàng hoặc nhuộm đen.
5. Năm 1000 TCN: Người Hy Lạp đã có những thỏi son đầu tiên làm từ đất sét
Những thỏi son thô sơ đầu tiên được người Hi Lạp cổ đại phát minh ra từ chất liệu đất sét thổ hoàng kết hợp với màu đỏ có được từ quặng sắt
Những thỏi son thô sơ đầu tiên được người Hi Lạp cổ đại phát minh ra từ chất liệu đất sét hoàng thổ kết hợp với màu đỏ có được từ quặng sắt. Họ thậm chí còn sử dụng đến phấn như một phương pháp hữu hiệu để làm trắng da.
6. Năm 100: Người La Mã làm sơn móng tay từ máu và mỡ cừu
Người La Mã thì lại sử dụng hỗn hợp bột mì và bơ thực vật để thoa lên hai má lúm đồng tiền, đồng thời tự làm sơn móng tay từ máu và mỡ của loài cừu.
Người La Mã lại sử dụng hỗn hợp bột mì và bơ thực vật để thoa lên hai má lúm đồng tiền, đồng thời tự làm sơn móng tay từ máu và mỡ của loài cừu. Việc tắm bùn thời kỳ này được coi là mốt khá thịnh hành trong xã hội, trong khi đàn ông La Mã lại yêu thích việc nhuộm tóc vàng óng giống như hình tượng những chiến binh hay được mô tả trên các bộ phim ngày nay.
7. Giai đoạn 300 – 400: Phụ nữ Ấn Độ dùng thuốc nhuộm tóc để vẽ hình xăm Henna
Hình xăm Henna có thể nói là một trong những hình thức làm đẹp phổ biển nhất ở Ấn Độ
Hình xăm Henna có thể nói là một trong những hình thức làm đẹp phổ biển nhất ở Ấn Độ. Sử dụng chính thuốc nhuộm tóc, phụ nữ Ấn Độ thường tô điểm những hình vẽ lạ mắt nhưng cũng vô cùng ấn tượng này lên bàn tay hoặc bàn chân, đặc biệt là trước khi diễn ra lễ cưới. Rất nhiều những nền văn hóa khác trên thế giới cũng áp dụng hình thức làm đẹp bằng hình xăm Henna, nổi bật nhất là ở các quốc gia thuộc khu vực Bắc Phi.
8. Giai đoạn 1200 – 1300: Nước hoa trở nên thịnh hành ở châu Âu
Ở nước Anh, thú nhuộm tóc màu đỏ trở nên vô cùng thịnh hành
Thời kỳ này là giai đoạn mà nước hoa có nguồn gốc từ vùng Trung Đông trở nên thịnh hành hơn ở Châu Âu, lý do là bởi những cuộc viễn chinh của kỵ sĩ đến từ các nước đế quốc.
Riêng ở nước Anh, thú nhuộm tóc màu đỏ trở nên vô cùng thịnh hành. Phụ nữ đất nước này thường sử dụng lòng trắng trứng gà để thoa lên khuôn mặt, tạo nên nước da trắng bệch một thời là đặc trưng của phái đẹp nước này. Tuy vậy, cũng có nhiều ý kiến lo ngại rằng, việc sử dụng mỹ phẩm quá đà sẽ khiến quá trình lưu thông máu bị ngưng trệ, từ đó dễ dẫn đến nguy cơ gây tổn hại cho sức khỏe.
Nguồn: The Vintage News
Người Ai Cập, bảo vệ làn da, làm đẹp, trang điểm, mỹ phẩm