Đẹp

"Haute Couture Việt Nam": Lại gây tranh cãi vì cách biệt 1 trời 1 vực với chuẩn quốc tế

Chưa ai rõ "Haute Couture Việt Nam" được đánh giá dựa trên những tiêu chuẩn nào, chỉ thấy rõ ràng là tính thẩm mỹ còn phải bàn tới bàn lui khá nhiều.

Người ta thường nói, cái đẹp nằm trong con mắt của mỗi người. Cũng bởi thế nên định nghĩa và tiêu chuẩn về cái đẹp rất đa dạng. Tuy nhiên, khi có quá nhiều ý kiến chê xấu thì có khi, cái sự vật bị nhắc đến cũng... xấu thật. Đó là trường hợp của "Haute Couture Việt Nam", thuộc khuôn khổ của Tuần lễ thời trang Việt Nam mùa Xuân-Hè 2017 vừa diễn ra tại Hà Nội.

Haute Couture Việt Nam: Lại gây tranh cãi vì cách biệt 1 trời 1 vực với chuẩn quốc tế - Ảnh 1.

Haute Couture Việt Nam: Lại gây tranh cãi vì cách biệt 1 trời 1 vực với chuẩn quốc tế - Ảnh 2.
2 trong số những thiết kế Haute Couture gây tranh cãi nhất tại Tuần lễ thời trang Việt Nam.

Hiện nay trên mạng xã hội có khá nhiều ý kiến phủ định mỹ từ "Haute Couture" mà Tuần lễ thời trang Việt Nam gán cho các thiết kế của mình. Chưa kể, nhiều bộ cánh còn khiến người xem sửng sốt vì tính thẩm mỹ "dị biệt".

Haute Couture Việt Nam: Lại gây tranh cãi vì cách biệt 1 trời 1 vực với chuẩn quốc tế - Ảnh 3.

Haute Couture Việt Nam: Lại gây tranh cãi vì cách biệt 1 trời 1 vực với chuẩn quốc tế - Ảnh 4.

Haute Couture Việt Nam: Lại gây tranh cãi vì cách biệt 1 trời 1 vực với chuẩn quốc tế - Ảnh 5.

Haute Couture Việt Nam: Lại gây tranh cãi vì cách biệt 1 trời 1 vực với chuẩn quốc tế - Ảnh 6.

Haute Couture Việt Nam: Lại gây tranh cãi vì cách biệt 1 trời 1 vực với chuẩn quốc tế - Ảnh 7.
Có rất nhiều ý kiến trái chiều về sự xuất hiện của những thiết kế "Haute Couture Việt Nam" trong mùa Xuân-Hè 2017 tới. Không chỉ tính thẩm mỹ của các thiết kế mà ngay cả phong cách trang điểm, làm tóc cho người mẫu cũng bị chê lên chê xuống.

Chiêm ngưỡng "Haute Couture Việt Nam" xong, chắc không ít người phải nhanh tay Google xem Haute Couture đích thực là gì.

Từ "haute" trong tiếng Pháp tương đương với "high" trong tiếng Anh, có nghĩa là cao cấp; từ "couture" tương đương "dressmaking", ý chỉ công việc may vá, thiết kế nên một trang phục, một sản phẩm thời trang. Do đó, "haute couture" có thể hiểu là "high dressmaking" hay "high fashion" – thời trang cao cấp.

Nói cách khác, Haute Couture chính là nghệ thuật thiết kế nên một bộ trang phục hoàn toàn làm bằng tay với kỹ thuật thủ công tinh xảo của những người thợ lành nghề nhất, sử dụng nguyên liệu đắt tiền và lạ nhất. Để hiểu rõ hơn, bạn có thể tìm hiểu tại đây.

Haute Couture Việt Nam: Lại gây tranh cãi vì cách biệt 1 trời 1 vực với chuẩn quốc tế - Ảnh 8.
Chanel

Haute Couture Việt Nam: Lại gây tranh cãi vì cách biệt 1 trời 1 vực với chuẩn quốc tế - Ảnh 9.
Giambattista Valli

Haute Couture Việt Nam: Lại gây tranh cãi vì cách biệt 1 trời 1 vực với chuẩn quốc tế - Ảnh 10.
... hay Valentino là những nhà mốt hiếm hoi trên thế giới đủ khả năng để phát ngôn rằng, các sáng tạo của họ là Haute Couture đích thực.

Theo đúng luật, một nhà mốt Haute Couture chỉ được công nhận khi họ vượt qua những yêu cầu khắt khe của Bộ Công nghiệp Pháp và Liên đoàn Couture Pháp. N hững tên tuổi có mặt chính thức trong danh sách nhà mốt đạt chuẩn Haute Couture có thể kể đến Christian Dior, Valentino, Elie Saab hay Jean-Paul Gaultier. Một số hãng như Viktor & Rolf chỉ được gọi là "thành viên thường trực" còn Hervé Leroux và Zuhair Murad chỉ là "khách mời". Danh sách này thay đổi hàng năm.

Nếu áp dụng mỹ từ Haute Couture vào nền thời trang Việt Nam, thì dù có muốn tung hô nước nhà đến đâu thì vẫn sẽ có một sự ngượng nghịu nhất định. Bởi, không chỉ cầu kỳ một chút, nhiều vải một chút, "làm quá" nhiều là sẽ có Haute Couture.

Tuy nhiên, theo định nghĩa của BTC Tuần lễ thời trang Việt Nam thì "Haute Couture là sự độc đáo trong cách thể hiện và chất lượng tối ưu". Tất nhiên quan điểm này sẽ gây tranh cãi vì cùng một cái tên mà lại có nhiều chuẩn khác nhau.

Còn ý kiến của bạn về "Haute Couture" Việt Nam thì sao? Trước khi nhận định, hãy cùng chiêm ngưỡng qua một số hình ảnh đẹp về các chi tiết Haute Couture tốn đến hàng trăm, hàng ngàn giờ thực hiện của các nhà mốt danh tiếng:

Haute Couture Việt Nam: Lại gây tranh cãi vì cách biệt 1 trời 1 vực với chuẩn quốc tế - Ảnh 11.
Trước mắt bạn là chiếc mũ lông đẹp mắt của Chanel.

Haute Couture Việt Nam: Lại gây tranh cãi vì cách biệt 1 trời 1 vực với chuẩn quốc tế - Ảnh 12.
Còn đây là cuộc chơi với ren xuyên thấu của Dior.

Haute Couture Việt Nam: Lại gây tranh cãi vì cách biệt 1 trời 1 vực với chuẩn quốc tế - Ảnh 13.
Chi tiết con ong được nạm đính tinh xảo trên các sáng tạo Haute Couture của Dior.

Haute Couture Việt Nam: Lại gây tranh cãi vì cách biệt 1 trời 1 vực với chuẩn quốc tế - Ảnh 14.

Haute Couture Việt Nam: Lại gây tranh cãi vì cách biệt 1 trời 1 vực với chuẩn quốc tế - Ảnh 15.
Elie Saab lại có những tác phẩm nghệ thuật đích thực trên phom dáng đầm dạ hội. Từng chi tiết thêu, đính đều được thực hiện thủ công hoàn toàn.

Haute Couture Việt Nam: Lại gây tranh cãi vì cách biệt 1 trời 1 vực với chuẩn quốc tế - Ảnh 16.

Haute Couture Việt Nam: Lại gây tranh cãi vì cách biệt 1 trời 1 vực với chuẩn quốc tế - Ảnh 17.
Và tất nhiên, chất liệu mà Elie Saab đã lựa chọn thì không thể bàn cãi, xứng đáng với mức giá tối thiểu 20.000USD (hơn 440 triệu đồng) cho một thiết kế Haute Couture.

Haute Couture Việt Nam: Lại gây tranh cãi vì cách biệt 1 trời 1 vực với chuẩn quốc tế - Ảnh 18.

Haute Couture Việt Nam: Lại gây tranh cãi vì cách biệt 1 trời 1 vực với chuẩn quốc tế - Ảnh 19.
Givenchy lại tạo nên dấu ấn đặc trưng với những chi tiết khảm ngọc trai hay phụ kiện mang tính văn hóa và tôn giáo.

Haute Couture Việt Nam: Lại gây tranh cãi vì cách biệt 1 trời 1 vực với chuẩn quốc tế - Ảnh 20.

Haute Couture Việt Nam: Lại gây tranh cãi vì cách biệt 1 trời 1 vực với chuẩn quốc tế - Ảnh 21.

Haute Couture Việt Nam: Lại gây tranh cãi vì cách biệt 1 trời 1 vực với chuẩn quốc tế - Ảnh 22.
Riêng về Giambattista Valli là những đường diềm xếp nếp mà bạn chỉ có thể thốt lên: "Mê ly!

aFamily

đẹp, thời trang, chanel, dior, tuần lễ thời trang việt nam


      © 2021 FAP
        1,585,168       228