Đẹp

Kem chống nắng - Nói đi nói lại nhưng không bao giờ thừa

Bài viết dưới đây tổng hợp tất cả những điều các nàng cần chú ý khi dùng kem chống nắng trong mùa hè.

Tia tử ngoại (tia cực tím, tia UV) có trong ánh nắng mặt trời là thủ phạm chính gây ra những dấu hiệu của lão hóa da như nếp nhăn, tàn nhang. Thời gian tiếp xúc càng lâu, cường độ ánh sáng càng cao sẽ làm da bạn bị biến đổi theo chiều hướng xấu một cách nhanh chóng như: xuất hiện nhiều tàn nhang, đồi mồi, da khô tạo nhiều nếp nhăn, da bị mất đi sự đàn hồi, thúc đẩy nhanh quá trình gây lão hóa da. 
kem chống nắng
Vì vậy, việc dùng kem chống nắng để bảo vệ làn da khỏi ánh mặt trời là hết sức cần thiết. Kem chống nắng có chứa các thành phần hoá chất hoặc vật chất có khả năng ngăn chặn, hấp phụ hoặc phát tán ánh sáng mặt trời làm giảm tác hại của ánh nắng lên da. Thông thường trong kem chống nắng có chứa vitamin A giúp tái tạo làn da; vitamin E nhằm chống lại tia cực tím hiêu quả; vitamin C bảo vệ thành mạch, giúp da tổng hợp collagen; vitamin B có tác dụng trị bệnh da do nóng nhiệt.
Cách dùng kem chống nắng

1. Tìm hiểu về hai loại kem chống nắng chính trên thị trường hiện nay
* Sunblock (chống nắng vật ký): là dòng sản phẩm dùng để cản trở tia UV hấp thụ vào da bằng các chất Zinc Oxide hoặc Titanium Oxide . Các chất này đều không hấp thụ vào da vì chúng chỉ nằm trên bề mặt da bạn. Ưu điểm dòng sản phẩm Sunblock này là bám trên da khá tốt, lâu trôi; không thẩm thấu vào da nên hầu như không gây kích ứng. Tuy nhiên, để phát huy tác dụng của Sunblock, bạn phải thoa một lớp dày trên làm da bạn trở nên nhờn hơn. Chính vì vậy nếu bạn thoa lớp Sunblock trước khi trang điểm thì sẽ làm cho da mặt bạn trắng bệch, thiếu tự nhiên và dày cộm.
kem chống nắng
* Sunscreen (chống nắng hoá học): là dòng sản phẩm có chứa chất hấp thụ tia UV và vô hiệu hóa những tác hại của nó lên da. Ưu điểm: Độ thẩm thấu cao, lớp kem Sunscreen mỏng nhẹ nên khi thoa lên da nhìn tự nhiên hơn Sunblock. Tuy nhiên, kem không bám bền trên da nên bạn phải thoa lại sau 2 – 3 giờ. Một điều đáng lưu ý là vì Sunscreen có nhiều chất nên các bạn có làn da nhạy cảm có thể bị dị ứng.

Cách dùng kem chống nắng

2. Chỉ số kem chống nắng SPF và PA
* Chỉ số SPF (Sun Protect Factor) là định mức đo lường số giờ chống nắng trung bình của một sản phẩm. Theo định mức quốc tế 1 SPF = 15 phút. Nếu chỉ số SPF càng cao thì thời gian bảo vệ da dưới nắng sẽ lâu hơn. Tuy nhiên cũng phải nói rằng, tác dụng này không ổn định bởi mồ hôi, ma sát và quần áo, nước…có thể làm giảm thời gian.
Chỉ số SPF cao hơn không có nghĩa rằng nó sẽ bảo vệ da tốt hơn so với những sản phẩm có chỉ số SPF thấp. Thực tế, không có sản phẩm chống nắng nào có khả năng chống tia tử ngoại lên đến 100%. Khả năng lọc tia tử ngoại càng tốt khi kem chống nắng có SPF cao nhưng thực tế từ SFP 30 trở lên thì chức năng đó không hề chênh lệch nhau nhiều. 
kem chống nắng
Thêm một điều bạn cũng cần chú ý là khi SPF càng cao thì đi kèm với đó là khả năng các chất hóa học trong sản phẩm cũng sẽ cao, da dễ bị khô, kích ứng… Sản phẩm SPF 20 đến SPF 35 là vừa phải và an toàn cho da mặt và các vùng da mỏng. Tuy nhiên, nếu bạn đi biển hay làm việc thường xuyên dưới trời nắng thì nên dùng kem chống nắng có chỉ số SPF 40 đến 50.
kem chống nắng
* PA (Protect Grade) nghĩa là có khả năng lọc tia cực tím UVA.
PA thì được đánh giá theo bậc thang +
PA+ : Cường độ chống tia UVA của sản phẩm cao gấp 2 lần. Bảo vệ khỏi tia UVA 40 – 50%.
PA++ : Cường độ chống tia UVA của sản phẩm cao gấp 4 lần. Bảo vệ khỏi tia UVA 60 – 70%.
PA+++: Cường độ chống tia UVA của sản phẩm cao gấp 8 lần. Bảo vệ khỏi tia UVA đến 90%.
Bạn nên lưu ý sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF và PA thích hợp vì chỉ số càng cao sẽ làm da bạn khô hơn. Vì vậy, bạn cần lưu ý, khi sử dụng kem chống nắng có chỉ số trên 30 và PA++ nên sử dụng kèm kem dưỡng ẩm nhé.
kem chống nắng
3. Thời gian bôi kem chống nắng
Việc thoa kem chống nắng đúng thời điểm lại đóng một vai trò rất quan trọng. Không nên thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài trời nắng quá sớm hay quá muộn bởi nó đều làm giảm tác dụng bảo vệ da, tốt nhất nên dùng kem chống nắng trước khi đi ra nắng khoảng 15 phút để kem đủ thời gian ngấm sâu vào da và phát huy tác dụng chống nắng hiệu quả. Nếu dùng kem chống nắng không đúng cách, kem không có tác dụng bảo vệ da sẽ khiến cho tia UV có cơ hội tác động đến da, làm mất đi các chất dinh dưỡng cũng như collagen trong da, tăng tốc độ lão hóa và nguy cơ ung thư da.
kem chống nắng
Thường các sản phẩm chống nắng có chỉ số SPF cao có thể bảo vệ da được 8 tiếng nhưng dưới sự tác động của nước, ma sát, mồ hôi… kem có thể giảm đi tác dụng. Do đó bạn nên cứ sau 3-4 tiếng bạn nên thoa lại kem.
4. Bôi kem chống nắng bao nhiêu thì đủ?
Nếu bạn không bôi đủ lượng kem chống nắng, điều đó không có nghĩa là bạn sẽ bị cháy nắng, những lợi ích đạt được sẽ không đạt tới chỉ số SPF trên bao bì sản phẩm. Để dễ hình dung lượng kem vừa đủ, bạn hãy bóp kem thành một hình tròn có đường kính 2-3 cm cho mặt và một lượng bằng quả bóng bàn khi bôi toàn thân, lưu ý bôi kem thành 2-3 lớp để kem dễ thấm và không làm bí da.
kem chôngs nắng
Nếu bôi kem tại mu bàn tay hay trên mặt, hãy bơm một lượng vừa đủ và xoa đều theo chuyển động tròn...

kem chôngs nắng
...  còn với cánh tay hay chân thì hãy thoa kem xoắn tròn hướng lên trên để kem chống nắng có thể bám đều và dàn mỏng trên da.

5. Chọn kem chống nắng phù hợp từng loại da
Mỗi loại da đều có một đặc điểm riêng biệt, việc lựa chọn kem dưỡng trắng da chống nắng cho từng loại da là hết sức cần thiết bởi nó không chỉ giúp chống nắng một cách hoàn hảo mà còn giúp da đỡ bị hư hại khi sử dụng không phù hợp.
* Da nhạy cảm: Nếu da bạn nhạy cảm thì tốt nhất khi lựa chọn kem chống nắng cần tránh xa những loại có chứa thành phần như Oxybenzone và PABA. Hay nói cách khác nên tránh các loại kem chống nắng hóa học (Sunscreen) mà thay vào đó sử dụng các loại kem chống nắng vật lý (Sunblock) vì nó chứa rất ít các thành phần gây kích ứng da.
kem chống nắng
* Da khô: Với da khô thì nên lựa chọn những loại kem chống nắng có chứa chất dưỡng ẩm cho da, như vậy có thể vừa chống nắng vừa cung cấp nước giúp da không bị khô. Ngoài ra, bạn nên chọn kem chống nắng không thấm nước, cũng không cần phải có SPF cao.
* Da nhờn: Đối với loại da này thì bạn nên lựa chọn các loại kem chống nắng có chứa từ “No sebum” hoặc “Oil Free” tức là không gây nhờn, không dầu. Hoặc các kem chống nắng dạng gel, nước hoặc dạng xịt. Da nhờn phù hợp với kem chống nắng hóa học với kết cấu mỏng nhẹ và khả năng thấm hút nhanh.
kem chống nắng
* Da hỗn hợp: Da hỗn hợp là loại da phổ biến nhất trong tất các các loại da nhưng cũng là loại khó chăm sóc nhất. Nếu vùng chữ T của bạn tiết quá nhiều chất nhờn thì hãy khôn khéo lựa chọn cho mình loại kem chống nắng dành cho da nhờn, cũng có thể chọn kem chống nắng có chứa Protein được chiết suất từ bột yến mạch hoặc các loại kem có thành phần dưỡng ẩm cho da. Còn nếu không biết lựa chọn như thế nào thì tốt nhất nên ưu ái một số kem chống nắng có công thức tổng hợp, nó sẽ vẫn đảm bảo được sự hiệu quả trong việc chống nắng cho loại da này.
kem chống nắng
Da mụn: Với da mụn thì nên chọn kem chống nắng có ghi “Non-Comedogenic” không gây bít lỗ chân lông. Tránh xa các loại kem có mùi hương, Oxybenzone, cồn và PABA. Da mụn thì dùng kem chống nắng vật lý có chưa Zinc Oxide và Titanium Oxide.
6. Sử dụng kem chống nắng cho từng hoàn cảnh
* Dùng hàng ngày ngay cả khi trời râm mát
Tác dụng tối ưu trước nhất của kem chống nắng là bảo vệ làn da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời, nhưng không phái là chỉ khi trời nắng hay đi ra ngoài trời bạn mới dùng kem. Mặc dù trời không nắng hay đứng dưới bóng cây râm mát thì vẫn không thể tránh được bức xạ của tia tử ngoại. Mây chỉ giúp cho ánh nắng dịu bớt chứ không có tác dụng ngăn các tia UV. Chúng cũng có thể phản xạ qua kính, nước, kim loại và tác động đến làn da mỏng manh của bạn. Vì thế bạn vẫn bị cháy nắng dù đứng trong bóng râm. Cả khi ngồi ô tô, nếu xe không có loại kính đặc biệt chắn tia UV thì bạn vẫn cần kem chống nắng.
kem chống nắng
* Dùng cả với vùng da dưới lớp quần áo
Kể cả khi bạn luôn mặc áo chống nắng, các tia UV vẫn có thể xuyên qua vải và làm hại da. Chỉ số SPF của quần áo từ 4 tới 12 và là không đủ để bảo vệ da. Lời khuyên đưa ra là bạn nên bôi kem chống nắng đầy đủ và chọn những màu vải đậm vì chúng chống nắng tốt hơn.
Đi du lịch/đi biển
Với  kem chống nắng khi đi biển, nên chọn loại kem chống phổ rộng tức chống cả UVA và UVB, có chỉ số SPF từ 30 trở lên và PA++/+++; không thấm nước hoặc kháng nước (waterproof hoặc water resistant) để các thành phần chống nắng đỡ bị nước tẩy trôi nhanh. Tuy nhiên, chúng vẫn chỉ bảo vệ được từ 40 – 80 phút khi ngâm trong nước. 
kem chống nắng
Nếu bạn bơi hay lặn dưới nước, bạn cần bôi lại mỗi giờ, ngay cả khi đang dùng sản phẩm không trôi. Nếu bạn có những hoạt động trên mặt nước như lướt ván, chèo thuyền, bạn cần biết mình sẽ bị ánh sáng từ mặt nước phản xạ ngược lên, bởi vậy bạn nên bôi kem chống nắng chuyên dùng cho mục đích đi biển, đồng thời mặc áo bảo hộ riêng nếu lướt sóng vì chúng giúp bảo vệ làn da và cơ thể khỏi những tổn thương có thể xảy đến.
aFamily

đẹp, thời trang, kem chống nắng, chăm sóc da, bảo vệ da, tia cực tím, chống lão hóa


      © 2021 FAP
        1,502,484       800